Để được tuyển chọn vào Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật thì công chức Bộ tư pháp phải ở trong độ tuổi nào?
- Để được tuyển chọn vào Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật thì công chức Bộ tư pháp phải ở trong độ tuổi nào?
- Việc tuyển chọn công chức Bộ tư pháp vào Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật do đơn vị nào thực hiện?
- Công chức Bộ tư pháp sẽ được đào tạo bồi dưỡng những kiến thức gì khi tham gia vào Quy hoạch?
Để được tuyển chọn vào Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật thì công chức Bộ tư pháp phải ở trong độ tuổi nào?
Căn cứ Điều 1 Mục II Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 quy định về điều kiện đối với công chức tham gia vào Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng như sau:
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, SỐ LƯỢNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐƯỢC QUY HOẠCH
1. Điều kiện, tiêu chuẩn
Công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được đưa vào Quy hoạch (không áp dụng cho công chức thi hành án các địa phương) cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
...
- Có khả năng khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng thành thạo tin học phục vụ công tác và nghiên cứu khoa học.
- Về độ tuổi: từ đủ 40 tuổi trở xuống đối với công chức, viên chức có trình độ thạc sỹ; từ đủ 45 tuổi trở xuống đối với công chức, viên chức đã có trình độ tiến sỹ tính đến thời điểm được đưa vào Quy hoạch.
- Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn từ đủ 5 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc); được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác và có ít nhất 01 bằng khen của Bộ trưởng trong lĩnh vực công tác pháp luật.
...
Theo đó, độ tuổi tham gia Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật đối với công chức Bộ Tư pháp là:
(1) Từ đủ 40 tuổi trở xuống đối với công chức, viên chức có trình độ thạc sỹ;
(2) Từ đủ 45 tuổi trở xuống đối với công chức, viên chức đã có trình độ tiến sỹ tính đến thời điểm được đưa vào Quy hoạch.
Để được tuyển chọn vào Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật thì công chức Bộ tư pháp phải ở trong độ tuổi nào? (Hình từ Internet)
Việc tuyển chọn công chức Bộ tư pháp vào Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật do đơn vị nào thực hiện?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Mục III Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 quy định về việc tuyển chọn công chức tham gia Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng như sau:
NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ CÁCH THỨC TUYỂN CHỌN
...
3. Cách thức tuyển chọn công chức, viên chức được đưa vào Quy hoạch và rà soát danh sách Quy hoạch
3.1. Hội đồng tư vấn tuyển chọn công chức, viên chức được đưa vào Quy hoạch
Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét, đánh giá và tuyển chọn công chức, viên chức đáp ứng đủ các điều kiện tham gia Quy hoạch trước khi báo cáo Bộ trưởng phê duyệt danh sách Quy hoạch.
Thành phần của Hội đồng tư vấn tuyển chọn gồm:
- Thứ trưởng của Bộ Tư pháp phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng - Chủ tịch Hội đồng.
- Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ - Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Đại diện một số đơn vị thuộc khối xây dựng pháp luật và khối nghiên cứu khoa học, giảng dạy là thành viên Hội đồng.
3.2. Quy trình tuyển chọn công chức, viên chức được đưa vào Quy hoạch
- Bước 1: Vụ Tổ chức cán bộ thông báo về nội dung Quy hoạch đến các đơn vị và đề nghị các đơn vị lựa chọn, đề xuất công chức, viên chức đủ điều kiện tham gia Quy hoạch.
- Bước 2: Thủ trưởng đơn vị lựa chọn trên cơ sở căn cứ vào các điều kiện, tiêu chuẩn của công chức, viên chức được đưa vào quy hoạch và trên cơ sở ý kiến tập thể cán bộ chủ chốt của đơn vị.
- Bước 3: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp danh sách, hồ sơ công chức, viên chức do các đơn vị lựa chọn, đề xuất để báo cáo Hội đồng tư vấn và cho ý kiến đối với từng công chức, viên chức.
- Bước 4: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp ý kiến của Hội đồng tư vấn và báo cáo Bộ trưởng xem xét, phê duyệt danh sách Quy hoạch.
3.3. Rà soát danh sách Quy hoạch
Hàng năm, căn cứ vào Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Vụ Tổ chức cán bộ:
- Phối hợp với các đơn vị có công chức, viên chức trong danh sách Quy hoạch để đánh giá, rà soát và báo cáo Lãnh đạo Bộ đưa ra khỏi Quy hoạch đối với các công chức, viên chức không hoàn thành nghĩa vụ của công chức, viên chức trong Quy hoạch.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ để rà soát, báo cáo Hội đồng tư vấn và Lãnh đạo Bộ xem xét bổ sung các công chức, viên chức đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào Quy hoạch. Việc bổ sung được thực hiện đến hết năm 2025 và số lượng bổ sung sẽ căn cứ vào số lượng công chức, viên chức bị đưa ra khỏi Quy hoạch.
Từ quy định trên thì việc tuyển chọn công chức Bộ tư pháp vào Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật sẽ do Hội đồng tư vấn của Quy hoạch thực hiện.
Quy trình tuyển chọn công chức Bộ Tư pháp được đưa vào Quy hoạch đươc thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Vụ Tổ chức cán bộ thông báo về nội dung Quy hoạch đến các đơn vị và đề nghị các đơn vị lựa chọn, đề xuất công chức, viên chức đủ điều kiện tham gia Quy hoạch.
- Bước 2: Thủ trưởng đơn vị lựa chọn trên cơ sở căn cứ vào các điều kiện, tiêu chuẩn của công chức, viên chức được đưa vào quy hoạch và trên cơ sở ý kiến tập thể cán bộ chủ chốt của đơn vị.
- Bước 3: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp danh sách, hồ sơ công chức, viên chức do các đơn vị lựa chọn, đề xuất để báo cáo Hội đồng tư vấn và cho ý kiến đối với từng công chức, viên chức.
- Bước 4: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp ý kiến của Hội đồng tư vấn và báo cáo Bộ trưởng xem xét, phê duyệt danh sách Quy hoạch.
Công chức Bộ tư pháp sẽ được đào tạo bồi dưỡng những kiến thức gì khi tham gia vào Quy hoạch?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Mục III Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 quy định về nội dung đào tạo bồi dưỡng như sau:
NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ CÁCH THỨC TUYỂN CHỌN
1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Công chức, viên chức trong diện quy hoạch được ưu tiên chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong hoặc ngoài nước các kiến thức sau:
- Đào tạo ở trình độ tiến sỹ về lĩnh vực được quy hoạch.
- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ theo lĩnh vực quy hoạch.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ.
...
Như vậy, khi tham gia vào chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật thì công chức Bộ tư pháp sẽ được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức theo quy định pháp luật nêu trên.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?