Để được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cần đáp ứng những điều kiện, yêu cầu gì năm 2024?
Viên chức cần đáp ứng các yêu cầu, điều kiện gì để được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp?
Căn cứ tại tiểu mục 10 Mục IV Phần II Quyết định 1098/QĐ-BNV 2023 quy định viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
- Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực;
- Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định.
Như vậy, để được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cần đáp ứng các yêu cầu điều kiện như: khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu; Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn nghiệp vụ ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, viên chức cần đáp ứng các yêu cầu khác quy định bởi Bộ quản lý viên chức chuyên ngành.
Để được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cần đáp ứng những điều kiện, yêu cầu gì năm 2024? (Hình từ Internet)
Thủ tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục IV Phần II Quyết định 1098/QĐ-BNV 2023 quy định trình tự thực hiện thủ tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:
Bước 1. Căn cứ tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức (Mục 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP)
- Căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Viên chức được đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Bước 2. Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo quy định Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bước 3. Thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và làm việc theo nguyên tắc được quy định tại Điều 38 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Bước 4. Nội dung, hình thức xét thăng hạng thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP như sau:
- Nội dung: Đánh giá việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP) đối với viên chức dự xét thăng hạng
- Hình thức: Thẩm định hồ sơ
Bước 5. Xác định viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng như sau:
- Viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định115/2020/NĐ-CP, được người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét thăng hạng.
- Trường hợp cơ quan, đơn vị có số lượng viên chức dự xét thăng hạng nhiều hơn so chỉ tiêu thăng hạng đã được phê duyệt thì việc xác định viên chức trúng tuyển xét thăng hạng thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Viên chức có thành tích cao hơn trong hoạt động nghề nghiệp đã được cấp có thẩm quyền công nhận;
+ Viên chức là nữ;
+ Viên chức là người dân tộc thiểu số;
+ Viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);
+ Viên chức có thời gian công tác nhiều hơn.
- Trường hợp không xác định được người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng viên chức thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng có văn bản báo cáo với người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức và quyết định người trúng tuyển theo ý kiến của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức.
Bước 6. Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp viên chức đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển.
Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hét thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Việc xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới bổ nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật.
Mức phí dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Thông tư 92/2021/TT-BTC quy định mức thu xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:
- Thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I:
+ Dưới 50 thí sinh: 1.400.000 đồng/thí sinh/lần
+ Từ 50 đến dưới 100 thí sinh: 1.300.000 đồng/thí sinh/lần
+ Từ 100 thí sinh trở lên: 1.200.000 đồng/thí sinh/lần
- Thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II, hạng III, hạng IV:
+ Dưới 100 thí sinh: 700.000 đồng/thí sinh/lần
+ Từ 100 đến dưới 500 thí sinh: 600.000 đồng/thí sinh/lần
+ Từ 500 trở lên: 500.000 đồng/thí sinh/lần
- Phúc khảo 150.000 đồng/bài thi.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thăng hạng chức danh nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?