Để giảm thiểu hàm lượng các độc tố vi nấm trong ngũ cốc thì Tiêu chuẩn 9712 khuyến nghị thực hiện những nội dung nào?
- Hiện nay việc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm bị nhiễm độc tố vi nấm có thực hiện được hay không?
- Để giảm thiểu hàm lượng các độc tố vi nấm trong ngũ cốc thì Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9712:2013 khuyến nghị thực hiện những nội dung nào?
- Thực hành dựa trên Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong giai đoạn trồng trọt nên làm gì để giảm thiểu hàm lượng các độc tố vi nấm trong ngũ cốc?
Hiện nay việc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm bị nhiễm độc tố vi nấm có thực hiện được hay không?
Theo Mục 1 Lời giới thiệu Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9712:2013 (CAC/RCP 51-2003) thì hiện nay, việc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm bị nhiễm độc tố vi nấm (mycotoxin) là không thể thực hiện được.
Quy phạm này đưa ra hướng dẫn nhằm kiểm soát và quản lý sự nhiễm các độc tố vi nấm. Để thực hiện hiệu quả tiêu chuẩn này, nhà sản xuất phải xem xét đến các nguyên tắc chung được đưa ra trong tiêu chuẩn, có tính đến mùa vụ, điều kiện khí hậu và các biện pháp canh tác tại địa phương.
Nhà sản xuất phải nhận thức được rằng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) được xem như là phương pháp cơ bản ngăn ngừa sự nhiễm các độc tố vi nấm trong ngũ cốc, tiếp theo là việc áp dụng các biện pháp Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong suốt các quá trình xử lý, bảo quản, chế biến và phân phối các sản phẩm ngũ cốc dùng làm thực phẩm cho người và làm thức ăn chăn nuôi.
Độc tố vi nấm trong ngũ cốc (Hình từ Internet)
Để giảm thiểu hàm lượng các độc tố vi nấm trong ngũ cốc thì Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9712:2013 khuyến nghị thực hiện những nội dung nào?
Theo Mục 2 Lời giới thiệu Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9712:2013 (CAC/RCP 51-2003) thì Hai nội dung khuyến nghị để giảm thiểu hàm lượng các độc tố vi nấm trong ngũ cốc gồm:
- Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và Thực hành sản xuất tốt (GMP);
- Hệ thống quản lý các nguyên tắc Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).
Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc chung để giảm thiểu các độc tố vi nấm trong ngũ cốc theo quy định hiện hành.
Các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn nhà sản xuất nhận biết các yếu tố môi trường làm tăng nhanh quá trình lây nhiễm, sự phát triển và sản sinh độc tố trong các cây ngũ cốc ở nông trại. Điều cần chú ý là các giai đoạn gieo trồng, cận thu hoạch và sau thu hoạch đối với mỗi loại cây trồng cụ thể cần dựa vào điều kiện khí hậu của mỗi năm, có tính đến các loại cây trồng địa phương và các phương pháp sản xuất truyền thống.
Cần trang bị các bộ dụng cụ kiểm tra nhanh, chính xác và có tính khả thi cùng với quy trình lấy mẫu thích hợp để có thể cho phép kiểm tra các chuyến hàng ngũ cốc mà không gây gián đoạn nhiều đối với quá trình thao tác.
Nên có các quy trình xử lý hợp lý các loại ngũ cốc có khả năng gây hại cho sức khỏe con người và/hoặc động vật, thông qua việc phân lập, khắc phục, thu hồi hoặc hủy bỏ. Các cơ quan có thẩm quyền cần hỗ trợ việc nghiên cứu phương pháp và kỹ thuật ngăn ngừa sự lây nhiễm vi nấm trên đồng ruộng, trong quá trình thu hoạch và bảo quản.
Thực hành dựa trên Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong giai đoạn trồng trọt nên làm gì để giảm thiểu hàm lượng các độc tố vi nấm trong ngũ cốc?
Thực hành dựa trên Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong giai đoạn trồng trọt để giảm thiểu hàm lượng các độc tố vi nấm trong ngũ cốc thì nên thực hiện theo khuyến nghị từ Mục 4 đến Mục 9 Phần I Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9712:2013 (CAC/RCP 51-2003) như sau:
- Xem xét việc xây dựng và duy trì kế hoạch luân canh nhằm tránh gieo trồng cùng một loài cây trên cùng một khu đất trong hai năm liên tiếp. Lúa mì và ngô được cho là những cây rất dễ bị nhiễm các loài nấm Fusarium và không nên luân canh hai loại cây trồng này với nhau. Các loại cây trồng như khoai tây, các loại rau, có ba lá và cỏ linh lăng không phải là các loài cây chủ mà nấm Fusarium ký sinh, do đó nên sử dụng các loại cây trồng này để luân canh nhằm giảm bớt mầm vi sinh vật trên đồng ruộng.
- Nếu có thể, cần chuẩn bị đất trước khi gieo trồng cho mỗi vụ mùa mới bằng cách cày xới sâu hoặc tiêu diệt hoặc loại bỏ các mầm hạt, thân cây và các phần gãy vụn khác vì chúng có thể là chất nền cho sự phát triển các loài nấm sinh ra độc tố vi nấm. Ở những vùng dễ bị xói mòn, cần áp dụng phương pháp canh tác không cày xới nhằm ngăn cản sự rửa trôi đất.
- Sử dụng các kết quả kiểm tra đất trồng để xác định xem có cần cung cấp phân bón và/hoặc các chất điều hòa cho đất để đảm bảo độ pH và dinh dưỡng phù hợp nhằm tránh gây stress cho cây trồng, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển của hạt.
- Cần gieo trồng các loại hạt giống có khả năng đề kháng các loài nấm gây bệnh cho hạt và các côn trùng gây hại. Chỉ nên gieo trồng các loại hạt giống dành riêng cho vùng đất đó.
- Cần hoạch định thời gian gieo trồng để tránh tình trạng nhiệt độ cao và hạn hán trong suốt các thời kỳ hạt ngũ cốc phát triển và chín.
- Duy trì khoảng cách hợp lý giữa các hàng và giữa các cây nhằm tránh tình trạng cây trồng quá dày đặc để thuận lợi cho sự phát triển của từng giống cây. Các công ty giống cây trồng nên cung cấp các thông tin về khoảng cách hợp lý cho việc gieo trồng.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Độc tố vi nấm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?
- Nghị định 154/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thế nào? Xem toàn văn Nghị định 154/2024 ở đâu?
- Người có trách nhiệm giáo dục ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ?
- Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú và nơi tạm trú xác định như thế nào?
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?