Để giao việc quản lý hệ thống VTS cho cơ quan quản lý chuyên ngành thì cần những giấy tờ nào cho hồ sơ giao quản lý?
Hệ thống VTS thuộc nhóm tài sản nào trong tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về tài sản kết cấu hạn tầng hàng hải như sau:
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải (bao gồm vùng đất, vùng nước gắn với tài sản) gồm:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng cảng biển:
a) Bến cảng (gồm vùng nước trước cầu cảng), bến phao;
b) Khu chuyển tải, khu neo đậu, khu tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển;
c) Trụ sở, cơ sở dịch vụ, kho, bãi, nhà xưởng và các công trình phụ trợ khác;
d) Hệ thống thông tin giao thông, thông tin liên lạc và hệ thống điện, nước.
2. Tài sản bảo đảm an toàn hàng hải:
a) Đèn biển và nhà trạm gắn với đèn biển;
b) Phao, tiêu và nhà trạm quản lý vận hành phao tiêu;
c) Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS);
d) Đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ;
đ) Luồng hàng hải.
...
Theo đó hệ thống VTS (hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải) thuộc nhóm tài sản bảo đảm an toàn hàng hải trong tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
Để giao việc quản lý hệ thống VTS cho cơ quan quản lý chuyên ngành thì cần những giấy tờ nào cho hồ sơ giao quản lý? (Hình từ Internet)
Để giao việc quản lý hệ thống VTS cho cơ quan quản lý chuyên ngành thì cần những giấy tờ nào cho hồ sơ giao quản lý?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ giao quản lý hệ thống VTS như sau:
Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
...
3) Hồ sơ giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại điểm a khoản 1 Điều này gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Biên bản rà soát, phân loại tài sản hoặc hồ sơ tài sản được bàn giao tài sản đưa vào sử dụng: 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản giao quản lý (tên tài sản, số lượng, tình trạng, nguyên giá, giá trị còn lại): 01 bản chính;
d) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
...
Như vậy, hồ sơ giao quyền quản lý hệ thống VTS cho cơ quan quản lý chuyên ngành cần các giấy tờ theo quy định nêu trên.
Thủ tục giao quyền quản lý hệ thống VTS cho cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về trình tự giao quyền quản lý hệ thống VTS như sau:
(1) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày hệ thống VTS hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng (đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được đầu tư xây dựng, mua sắm mới), Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản phối hợp với các cơ quan, tổ chức đang quản lý, sử dụng tài sản rà soát, phân loại, xác định giá trị tài sản, lập 01 bộ hồ sơ quy định báo cáo Bộ Giao thông vận tải phương án giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
Kinh phí tổ chức, thực hiện việc rà soát, phân loại tài sản được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
(2) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo thẩm quyền.
(3) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ gửi lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về phương án giao hê thống VTS;
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cho ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ về phương án giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến của các cơ quan có liên quan) báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
(4) Nội dung chủ yếu của Quyết định giao quản lý tài sản gồm: Tên cơ quan được giao quản lý tài sản; danh mục tài sản giao quản lý (tên tài sản, số lượng, tình trạng, nguyên giá, giá trị còn lại); trách nhiệm tổ chức thực hiện;
(5) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định.
Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo Mẫu số 01 TẢI VỀ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 43/2018/NĐ-CP.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?