Đề nghị xây dựng nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh gửi đến cơ quan nào để xem xét và quyết định?
Đề nghị xây dựng nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh gửi đến cơ quan nào để xem xét và quyết định?
Đề nghị xây dựng nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh gửi đến cơ quan nào để xem xét và quyết định, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 32 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 như sau:
Đề nghị xây dựng nghị quyết
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp căn cứ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan, tổ chức, đại biểu Hội đồng nhân dân, có trách nhiệm đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
2. Đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân để xem xét, quyết định.
3. Đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có nội dung quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này thì trước khi trình Thường trực Hội đồng nhân dân phải thực hiện theo quy định từ Điều 112 đến Điều 116 của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên thì đề nghị xây dựng nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân để xem xét, quyết định.
Đề nghị xây dựng nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh gửi đến cơ quan nào để xem xét và quyết định? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết hội đồng nhân dân tỉnh?
Ai có trách nhiệm tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết hội đồng nhân dân tỉnh, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 34/2016/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
…
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng;
b) Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề nghị xây dựng nghị quyết;
c) Trường hợp cần thiết, tổ chức họp tư vấn thẩm định hoặc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của đại diện Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học;
d) Trường hợp cần thiết, tổ chức các hội thảo, tọa đàm về đề nghị xây dựng nghị quyết.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng.
Đề nghị xây dựng nghị quyết hội đồng nhân dân tỉnh được thẩm định các nội dung nào?
Đề nghị xây dựng nghị quyết hội đồng nhân dân tỉnh được thẩm định các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 115 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
Thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình
…
3. Thời hạn thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định. Nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
…
Theo đó tại khoản 3 Điều 39 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
Thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình
...
3. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh;
b) Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
c) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật và tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
d) Tính tương thích của nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
e) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
Như vậy, theo quy định trên thì đề nghị xây dựng nghị quyết hội đồng nhân dân tỉnh được thẩm định các nội dung sau:
- Sự cần thiết ban hành nghị quyết, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết;
- Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
- Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật và tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng nghị quyết;
- Tính tương thích của nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng nghị quyết, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng nghị quyết.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghị quyết có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?