Để thăng hạng lên giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 phải có thời gian giữ chức danh hạng 2 tối thiểu bao nhiêu năm?
Để thăng hạng lên giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 phải có thời gian giữ chức danh hạng 2 tối thiểu bao nhiêu năm?
Theo điểm h khoản 3 Điều 7 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 như sau:
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
...
h) Viên chức thăng hạng lên chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II tối thiểu là 02 (hai) năm.
Như vậy, viên chức thăng hạng lên chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 thì phải có thời gian giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 2 từ đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II tối thiểu là 02 năm.
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 có mã số chức danh nghề nghiệp thế nào?
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 10/2018/TT-BNV quy định về mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp như sau:
Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp
1. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I - Mã số: V.09.02.05;
2. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II - Mã số: V.09.02.06;
3. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III - Mã số: V.09.02.07;
4. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III - Mã số: V.09.02.08;
5. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV - Mã số: V.09.02.09.
Theo quy định giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 có mã số chức danh nghề nghiệp là V.09.02.05.
Để thăng hạng lên giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 phải có thời gian giữ chức danh hạng 2 tối thiểu bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định về nhiệm vụ của giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 như sau:
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I
1. Nhiệm vụ
a) Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp;
b) Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy;
c) Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;
d) Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định;
đ) Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp;
e) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy;
g) Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
h) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định các chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy;
i) Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, cải tiến, chế tạo phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, xây dựng và quản lý phòng học chuyên môn;
k) Chủ trì tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
l) Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hay sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở cấp cơ sở hoặc ngành; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài nước;
m) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.
...
Theo đó, giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 có nhiệm vụ sau đây:
- Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp;
- Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy;
- Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;
- Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định;
- Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp;
- Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy;
- Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định các chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy;
- Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, cải tiến, chế tạo phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, xây dựng và quản lý phòng học chuyên môn;
- Chủ trì tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hay sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở cấp cơ sở hoặc ngành; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài nước;
- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo dục nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?