Để thành lập Kiểm lâm cấp huyện cần đáp ứng những tiêu chí nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập Kiểm lâm cấp huyện?
Để thành lập Kiểm lâm cấp huyện cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định tổ chức Kiểm lâm cấp huyện như sau:
Tổ chức Kiểm lâm cấp huyện
1. Kiểm lâm cấp huyện là tổ chức hành chính thuộc Kiểm lâm cấp tỉnh.
2. Tiêu chí thành lập Kiểm lâm cấp huyện:
a) Có diện tích rừng từ 3.000 héc-ta trở lên;
b) Có diện tích dưới 3.000 héc-ta rừng nhưng để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, chế biến, thương mại lâm sản và các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp trên địa bàn;
c) Trường hợp không đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì thành lập Kiểm lâm liên huyện.
...
Như vậy, để thành lập Kiểm lâm cấp huyện cần đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Có diện tích rừng từ 3.000 héc-ta trở lên;
- Có diện tích dưới 3.000 héc-ta rừng nhưng để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, chế biến, thương mại lâm sản và các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp trên địa bàn;
- Trường hợp không đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì thành lập Kiểm lâm liên huyện.
Kiểm lâm cấp huyện (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập Kiểm lâm cấp huyện?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định tổ chức Kiểm lâm cấp huyện cụ thể như sau:
Tổ chức Kiểm lâm cấp huyện
...
3. Căn cứ tiêu chí thành lập Kiểm lâm cấp huyện và yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Kiểm lâm cấp huyện, Kiểm lâm liên huyện.
Như vậy, căn cứ tiêu chí thành lập Kiểm lâm cấp huyện và yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Kiểm lâm cấp huyện.
Kiểm lâm cấp huyện có những nhiệm vụ quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm lâm cấp huyện như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm cấp huyện
1. Tham mưu cho người đứng đầu Kiểm lâm cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn quản lý;
b) Phối hợp các cơ quan, tổ chức, lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;
c) Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn được giao quản lý:
a) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng; phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng; phối hợp với chủ rừng tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc địa bàn quản lý;
c) Theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng;
d) Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy rừng cho tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở; xây dựng lực lượng quần chúng, tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo vệ rừng;
đ) Thông tin kịp thời về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; triển khai các biện pháp phòng cháy rừng; tham mưu cho cấp có thẩm quyền tổ chức huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn tổ chức chữa cháy rừng;
e) Kiểm tra, xác minh, xác nhận nguồn gốc lâm sản; kiểm tra việc khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, gây nuôi, trồng cấy các loài động vật rừng, thực vật rừng theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
h) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
...
Như vậy, Kiểm lâm cấp huyện có những nhiệm vụ quyền hạn nêu trên.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm lâm cấp huyện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?