Để trở thành Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội thì phải có chức danh phó giáo sư trở lên đúng không?
Để trở thành Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội thì phải có chức danh phó giáo sư trở lên đúng không?
Căn cứ Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên ban hành kèm theo Quyết định 26/2014/QĐ-TTg quy định như sau:
Giám đốc và Phó Giám đốc Đại học quốc gia
1. Giám đốc Đại học quốc gia là người đứng đầu, đại diện pháp lý của Đại học quốc gia trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành tất cả các mặt hoạt động của Đại học quốc gia. Giám đốc Đại học quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; có nhiệm kỳ là 5 năm và không giữ quá 2 nhiệm kỳ liên tục.
Tiêu chuẩn Giám đốc Đại học quốc gia: có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có uy tín trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học; có ít nhất 5 năm tham gia quản lý từ cấp khoa, phòng hoặc tương đương trở lên của cơ sở giáo dục đại học; có trình độ tiến sĩ và chức danh phó giáo sư trở lên; có sức khỏe tốt, độ tuổi khi bổ nhiệm lần đầu đủ tham gia ít nhất một nhiệm kỳ.
2. Phó Giám đốc Đại học quốc gia giúp Giám đốc Đại học quốc gia phụ trách các lĩnh vực công tác do Giám đốc Đại học quốc gia phân công. Phó Giám đốc Đại học quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Đại học quốc gia, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Nhiệm kỳ của Phó Giám đốc Đại học quốc gia theo nhiệm kỳ của Giám đốc Đại học quốc gia.
Tiêu chuẩn Phó Giám đốc Đại học quốc gia: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có uy tín trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học; có ít nhất 5 năm tham gia quản lý từ cấp bộ môn hoặc tương đương trở lên của cơ sở giáo dục đại học; có trình độ tiến sĩ và chức danh phó giáo sư trở lên; có sức khỏe tốt, độ tuổi khi bổ nhiệm lần đầu đủ tham gia ít nhất một nhiệm kỳ.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc và Phó Giám đốc Đại học quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Đại học quốc gia.
Theo quy định trên, để trở thành Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội thì cá nhân phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
+ Có uy tín trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học.
+ Có ít nhất 5 năm tham gia quản lý từ cấp bộ môn hoặc tương đương trở lên của cơ sở giáo dục đại học.
+ Có trình độ tiến sĩ và chức danh phó giáo sư trở lên.
+ Có sức khỏe tốt, độ tuổi khi bổ nhiệm lần đầu đủ tham gia ít nhất một nhiệm kỳ.
Đại học Quốc gia Hà Nội (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội là gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 186/2013/NĐ-CP quy định về Giám đốc, Phó Giám đốc Đại học quốc gia như sau:
Giám đốc, Phó Giám đốc Đại học quốc gia
1. Giám đốc Đại học quốc gia là người đại diện cho Đại học quốc gia trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định của pháp luật và của Nghị định này; có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Ban hành các quy định nội bộ trong Đại học quốc gia theo thẩm quyền;
b) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của Đại học Quốc gia theo thẩm quyền được giao trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng Đại học quốc gia; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc Đại học quốc gia;
c) Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng Đại học quốc gia;
d) Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của Đại học quốc gia;
đ) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học của Đại học quốc gia;
e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra về các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định;
g) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong Đại học quốc gia;
h) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Giám đốc Đại học quốc gia và Ban Giám đốc trước Hội đồng Đại học quốc gia;
i) Là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của Đại học quốc gia; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm công khai, minh bạch về tài chính theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về kế toán và kiểm toán;
k) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, hằng năm Giám đốc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình và Ban Giám đốc trước Hội đồng Đại học quốc gia.
Giám đốc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có phải thành viên Hội đồng Đại học quốc gia không?
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 186/2013/NĐ-CP quy định về Hội đồng Đại học quốc gia như sau:
Hội đồng Đại học quốc gia
...
2. Thành viên Hội đồng Đại học quốc gia gồm:
a) Giám đốc, các Phó Giám đốc; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của Đại học quốc gia; Hiệu trưởng các trường đại học thành viên; Viện trưởng các viện nghiên cứu khoa học thành viên;
b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước; một số thành viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh.
...
Như vậy, Giám đốc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành viên Hội đồng Đại học quốc gia.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đại học Quốc gia Hà Nội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích của việc kiểm tra yếu tố hình thành giá là gì? Thời gian kiểm tra yếu tố hình thành giá tối đa là bao lâu?
- Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ có xâm lấn cơ thể cần tổ chức theo hình thức nào? Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp nào?
- Người muốn gửi tiền vào sổ tiết kiệm phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng đúng không?
- Người được bố trí tái định cư được ghi nợ tiền sử dụng đất khi nào? Phải nộp đủ tiền còn nợ trước khi chuyển nhượng đất đúng không?
- Có thể xây dựng bệnh viện tư nhân trên đất thương mại dịch vụ không? Thời hạn sử dụng đất là bao lâu?