Để trở thành thành viên trong tổ soạn thảo hương ước cần đảm bảo đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể nào?
Thành viên trong tổ soạn thảo hương ước cần đảm bảo đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể nào?
Căn cứ Điều 6 Quyết định 22/2018/QĐ-TTg có quy định về việc soạn thảo hương ước cụ thể như sau:
"Điều 6. Soạn thảo hương ước, quy ước
1. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận tổ chức Hội nghị của thôn, tổ dân phố lấy ý kiến về chủ trương xây dựng hương ước, quy ước và những nội dung cơ bản dự kiến quy định trong hương ước, quy ước.
2. Trường hợp có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành chủ trương xây dựng hương ước, quy ước, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận lựa chọn, cử người tham gia Tổ soạn thảo hương ước, quy ước.
3. Tổ soạn thảo có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo hương ước, quy ước. Thành viên Tổ soạn thảo hương ước, quy ước phải là người có uy tín trong cộng đồng dân cư; có phẩm chất đạo đức tốt; có kinh nghiệm sống và có hiểu biết về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương; có đại diện phụ nữ tham gia. Đối với thôn, tổ dân phố vùng dân tộc thiểu số thì thành viên Tổ soạn thảo phải có sự tham gia của người dân tộc thiểu số biết tiếng dân tộc thiểu số."
Dựa vào quy định trên, có thể thấy để trở thành thành viên tổ soạn thảo hương ước, cá nhân cần đáp ứng nhiều điều kiện như:
- Là người có uy tín trong cộng đồng dân cư; có phẩm chất đạo đức tốt
- Có kinh nghiệm sống và có hiểu biết về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương
Đồng thời, trong tổ soạn thảo hương ước cũng phải có thành viên là phụ nữ. Trường hợp thôn, tổ dân phố vùng dân tộc thiểu số thì thành viên Tổ soạn thảo phải có sự tham gia của người dân tộc thiểu số biết tiếng dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, việc đánh giá cá nhân có đáp ứng đủ tiêu chuẩn để trở thành thành viên tổ soạn thảo hay không còn tùy thuộc vào quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền. Hiện pháp luật chưa có tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề này.
Thành viên trong tổ soạn thảo hương ước cần đảm bảo đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể nào?
Việc lấy ý kiến dự thảo hương ước để biểu quyết được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Quyết định 22/2018/QĐ-TTg có quy định về việc lấy ý kiến dự thảo hương ước như sau:
"Điều 7. Lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước
1. Dự thảo hương ước, quy ước trước khi đưa ra cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố bàn, biểu quyết thông qua phải được niêm yết công khai tại nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, bảng tin công cộng, điểm sinh hoạt cộng đồng hoặc địa điểm khác bảo đảm thuận tiện để hộ gia đình, cá nhân trong thôn, tổ dân phố tiếp cận, tìm hiểu và góp ý. Thời hạn niêm yết do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố quyết định nhưng ít nhất là 30 ngày kể từ ngày niêm yết.
2. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, cá nhân trong thôn, tổ dân phố về dự thảo hương ước, quy ước bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Sao gửi dự thảo hương ước, quy ước đến từng hộ gia đình, cá nhân;
b) Mở hòm thư tiếp nhận ý kiến góp ý;
c) Lồng ghép, lấy ý kiến góp ý trong cuộc họp, hội nghị của thôn, tổ dân phố hoặc hình thức phù hợp khác.
Việc lựa chọn hình thức lấy ý kiến do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố quyết định phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
3. Việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố quyết định nếu xét thấy cần thiết. Việc lấy ý kiến được thực hiện bằng một trong các hình thức quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Tổ soạn thảo hương ước, quy ước có trách nhiệm tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo hương ước, quy ước trên cơ sở ý kiến của hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này."
Hương ước phải đáp ứng điều kiện gì để được thông qua?
Căn cứ Điều 8 Quyết định 22/2018/QĐ-TTg có quy định về vấn đề thông qua hương ước cụ thể như sau:
"Điều 8. Thông qua hương ước, quy ước
1. Việc bàn, biểu quyết thông qua hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình;
b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
2. Hương ước, quy ước được thông qua khi có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành.
3. Trình tự, thủ tục bàn, biểu quyết thông qua hương ước, quy ước thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn."
Như vậy, hương ước muốn được thông qua thì cần đảm bảo có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hương ước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?