Xác định thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn như thế nào để nhận trợ cấp chuyển vùng?

Tôi là giáo viên dạy tiểu học công tác tại vùng 3- vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ năm 1997 (mới ra trường) đến năm 2020 thì xã thoát khỏi vùng 3- vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Đến nay thì nhà trường lập danh sách để trả kinh phí thực hiện trợ cấp chuyển công tác ra khỏi vùng đó. Khi làm biểu lập để chi trả tôi thấy trên bảng chi trả có 2 người như sau: 1. Người cùng thời gian ra trường với tôi nhưng sau đó họ đi học cao đẳng để nâng cao trình độ bên cạnh đó họ còn có thêm chức vụ qua mỗi năm học( khối trưởng hoặc khối phó) hệ số lương của họ và chức vụ là 4,27. 1 người ra trường sau tôi 2 năm nhưng khi tính họ cũng hưởng cao hơn tôi ( cùng kèm thêm chức vụ khối trưởng hoặc phó). Hệ số lương chính là 3,99 khi tính trợ cấp họ thành 4,19 Vậy tại sao lại có sự chênh lệch như vậy? Một người được tính là 17 năm 6 tháng(người thứ 1), một người được 19 năm 10 tháng( người ra sau).

Vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm:

- Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;

- Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

- Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Về mức trợ cấp chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn xác định theo quy định tại Điều 8 Nghị định 76/2019/NĐ-CP như sau:

- Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) thì được hưởng trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trả lương trước khi chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) chi trả.

- Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) mức lương tháng hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).

thời gian làm việc

Thời gian làm việc ở vùng sâu vùng xa

Quy định về thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP về thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp cụ thể như sau:

- Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), bao gồm:

+ Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội;

+ Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.

- Cách tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:

+ Tính theo tháng:

Trường hợp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì được tính cả tháng; trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì không tính;

Đối với nhà giáo đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì được tính cả tháng; thời gian nghỉ hè được hưởng lương đối với nhà giáo theo chế độ quy định của cơ quan có thẩm quyền thì được tính hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi theo nghề.

+ Tính theo năm:

Dưới 03 tháng thì không tính;

Từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác;

Trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác.

- Thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định này, gồm:

+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;

+ Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

+ Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

+ Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam.

Để xác định hưởng chế độ thì cần xác định thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn như thế nào?

Theo quy định của những căn cứ đã nêu bên trên thì nếu bạn có thời gian làm việc rơi vào những trường hợp tại quy định ở khoản 3 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định này, gồm:

+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;

+ Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

+ Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

+ Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam.

Thì khoảng thời gian nêu trên không được tính vào thời gian tính hưởng trợ cấp. Các trường hợp bạn đề cập có thể do có thời gian đi công tác, thời gian nghỉ việc không hưởng lương, thời gian nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nên thời gian được tính hưởng trợ cấp khác nhau dẫn đến mức hưởng trợ cấp khác nhau.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ cấp chuyển vùng

Trần Thị Quỳnh Mai

Trợ cấp chuyển vùng
Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ cấp chuyển vùng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ cấp chuyển vùng Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trợ cấp một lần khi chuyển công tác khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như thế nào?
Pháp luật
Xác định thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tính trợ cấp chuyển vùng như thế nào?
Pháp luật
Thời gian thỏa thuận nghỉ việc của cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có tính vào thời gian tính hưởng các chế độ phụ cấp không?
Pháp luật
Thông báo cắt chế độ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên không được hưởng trợ cấp ưu đãi nữa thì có đúng không?
Pháp luật
Chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vì lý do gia đình thì có được hưởng trợ cấp gì không?
Pháp luật
Giáo viên tại trường nội trú dân tộc mới được sáp nhập vào khu vực III vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng những trợ cấp gì từ nhà nước?
Pháp luật
Giáo viên THCS công lập thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng những chế độ nào?
Pháp luật
Cơ quan đóng trên địa bàn vừa được công nhận là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đang công tác tại đây có được hưởng trợ cấp lần đầu không?
Pháp luật
Có hơn 10 năm công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì có được hưởng trợ cấp khi nghỉ hưu không?
Pháp luật
Xã Sơn Tinh thuộc huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi có thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào