Để xác định một hành vi được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì dựa vào đâu? Có cách nào để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi bị xâm phạm không?

Theo em được biết thì luật sở hữu trí tuệ quy định các hành vi như hành vi xâm phạm quyền tác giả, hành vi xâm phạm các quyền liên quan... là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vậy cho em hỏi căn cứ nào để xác định một hành vi được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Liệu có cách nào để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi bị xâm phạm? Em xin cảm ơn.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, Điều 35, Điều 126, Điều 127, Điều 129 và Điều 188 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các điều nêu trên được quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP cụ thể như sau: Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:

- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Để xác định một hành vi được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì dựa vào đâu?

Để xác định một hành vi có phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không cần căn cứ theo những điều dưới đây :

Thứ nhất, đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì: Đối tượng bị xem xét là đối tượng bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận đó có phải là đối tượng xâm phạm hay không.

Thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

Các yếu tố xâm phạm được quy định cụ thể tại Nghị định 105/2006/NĐ-CP như sau:

Điều 7. Yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

Điều 8. Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế

Điều 9. Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Điều 10. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

Điều 11. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Điều 12. Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Điều 13. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi bị xâm phạm bằng cách nào?

Về các biện pháp bảo vệ bao gồm :

*Biện pháp tự bảo vệ: quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 10 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019) như sau:

- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

+ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

- Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng thủ tục đó phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra, trong đó bao gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư. Hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hành vi cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu của thủ tục này.

*Biện pháp dân sự: quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể:

Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

- Buộc bồi thường thiệt hại;

- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

*Biện pháp hành chính: quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

(1) Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

(2) Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.

(3) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

*Biện pháp hình sự: quy định tại Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 79 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự như sau: Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự..

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sở hữu trí tuệ

Nguyễn Anh Hương Thảo

Quyền sở hữu trí tuệ
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền sở hữu trí tuệ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền sở hữu trí tuệ Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của thương nhân khác để so sánh với hàng hoá của mình tại hội chợ thương mại được không?
Pháp luật
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được quyền áp dụng những biện pháp nào để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý theo những biện pháp dân sự nào?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có phải thanh toán chi phí để thuê luật sư của nhạc sĩ khi nhạc sĩ yêu cầu hay không?
Pháp luật
Mẫu Quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ A33-THADS mới nhất theo Thông tư 04/2023/TT-BTP ra sao?
Pháp luật
Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bao gồm thiệt hại về tinh thần hay không?
Pháp luật
Khi khởi kiện, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
sở hữu trí tuệ
Gia công hàng hóa có dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ có bị xử lý vi phạm hành chính? Quyền sở hữu trí tuệ có quan trọng không?
Pháp luật
Quay lén phim chiếu rạp phát tán lên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Công thức pha chế có thể đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào