Đề xuất 04 giải thưởng về khoa học và công nghệ, nguyên tắc xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ như thế nào?
- Hoạt động khoa học và công nghệ là gì?
- Đề xuất 04 giải thưởng về khoa học và công nghệ?
- Nguyên tắc đặt tên và xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ được đề xuất như thế nào?
- Thẩm quyền xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ được đề xuất thế nào?
- Đề xuất kinh phí bảo đảm hoạt động xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ ra sao?
Hoạt động khoa học và công nghệ là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 định nghĩa hoạt động khoa học và công nghệ như sau:
Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.
Đề xuất 04 giải thưởng về khoa học và công nghệ, nguyên tắc xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ? (Hình từ Internet)
Đề xuất 04 giải thưởng về khoa học và công nghệ?
Căn cứ tại Điều 4 Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN đề xuất 04 giải thưởng về khoa học và công nghệ, cụ thể:
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ.
- Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.
- Giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ.
- Giải thưởng của tổ chức, cá nhân về khoa học và công nghệ được đặt ra để xét tặng cho tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
Nguyên tắc đặt tên và xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ được đề xuất như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN đề xuất nguyên tắc đặt tên và xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ như
- Việc đặt tên giải thưởng của bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân về khoa học và công nghệ thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Tên giải thưởng mới không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên giải thưởng về khoa học và công nghệ đã có;
+ Không sử dụng tên của tổ chức, cá nhân để đặt tên giải thưởng nếu chưa được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan có thẩm quyền;
+ Không vi phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Nguyên tắc xét tặng các giải thưởng về khoa học và công nghệ
+ Việc đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện;
+ Việc xét tặng giải thưởng được thực hiện khách quan, công khai, công bằng, chính xác.
- Đối với công trình được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
+ Mỗi công trình chỉ được đề nghị xét tặng một Giải thưởng trong một đợt xét tặng Giải thưởng.
+ Công trình đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước; Công trình đã được tặng Giải thưởng Nhà nước thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Thẩm quyền xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ được đề xuất thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN đề xuất thẩm quyền xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ như sau:
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.
- Các bộ, ngành, địa phương tổ chức việc xét, tặng và quyết định tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương.
- Tổ chức, cá nhân tổ chức việc xét tặng và quyết định tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân đặt ra.
Đề xuất kinh phí bảo đảm hoạt động xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ ra sao?
Căn cứ tại Điều 7 Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN đề xuất kinh phí bảo đảm hoạt động xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ như sau:
- Kinh phí để xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được quy định như sau:
+ Kinh phí để xét tặng Giải thưởng ở cấp cơ sở được lấy từ nguồn kinh phí của cơ quan tổ chức xét tặng giải thưởng cấp cơ sở.
Trong trường hợp tác giả công trình không có cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thì kinh phí để xét tặng Giải thưởng tại cấp cơ sở được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ và giao về Sở Khoa học và Công nghệ nơi tác giả nộp hồ sơ công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng.
+ Kinh phí để xét tặng Giải thưởng ở cấp bộ, ngành, địa phương được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ và giao về các bộ, ngành, địa phương.
+ Kinh phí để xét tặng Giải thưởng ở cấp nhà nước được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ và giao về Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Kinh phí để xét tặng Giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hoặc nguồn ngân sách nhà nước đã được giao cho các bộ, ngành, địa phương.
- Kinh phí để xét tặng giải thưởng của tổ chức, cá nhân về khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân chủ trì xét tặng giải thưởng bảo đảm.
- Kinh phí để xét tặng giải thưởng quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 4 Nghị định này được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác do cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước tài trợ và được sử dụng chi các nội dung sau:
+ Xây dựng, triển khai kế hoạch xét tặng giải thưởng của Hội đồng các cấp.
+ Trả thù lao cho các thành viên Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp, chuyên gia tư vấn độc lập, thư ký và việc thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng…
+ Tổ chức phiên họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng các cấp.
+ Công bố danh mục công trình đề nghị xét tặng, kết quả của Hội đồng xét tặng Giải thưởng các cấp trên phương tiện thông tin đại chúng.
+ Họp báo công bố kết quả xét tặng giải thưởng.
+ Tổ chức lễ trao giải thưởng.
+ Tiền thưởng kèm theo Giải thưởng.
+ Các hoạt động khác.
Mức chi cụ thể được thực hiện theo quy định hiện hành.
Tải Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN: tại đây.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?