Đề xuất mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Ký hợp đồng lao động có thời hạn 01 tháng vẫn bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Cho hỏi trong thời gian tới thì đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp có gì thay đổi hay không? Câu hỏi của anh Trung Hậu đến từ Khánh Hòa.

Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tới?

Theo như Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có những nội dung đề xuất hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hướng tới là công cụ quản trị thị trường lao động gửi đến Chính phủ như sau:

- Nội dung chính sách

+ Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

+ Sửa đổi 04 chế độ hiện hành theo hướng mở rộng phạm vi, rà soát điều kiện tạo thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng; bổ sung chế độ hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi và hỗ trợ trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, “cú sốc” thị trường … đột xuất khác.

+ Quy định các vấn đề liên quan Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (phù hợp với định hướng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi))

+ Quy định việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng tạo thuận lợi, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Theo như nội dung trên thì Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội đã đề xuất với Chính phủ về việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp để hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và quản trị thị trường lao động hiệu quả hơn.

Đề xuất mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Ký hợp đồng lao động có thời hạn 01 tháng vẫn bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Đề xuất mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Ký hợp đồng lao động có thời hạn 01 tháng vẫn bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Những đối tượng nào sẽ được đề xuất tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Căn cứ vào Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất giải pháp thực hiện việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tới như sau:

- Giải pháp thực hiện

+ Sửa đổi, bổ sung quy định đối tượng người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm người lao động có giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động xác định, không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên.

+ Bổ sung một số quy định về tham gia bảo hiểm thất nghiệp: trách nhiệm thông báo của người sử dụng lao động, xử lý đối với trường hợp người sử dụng lao động không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm thất nghiệp, quản lý đối tượng …

+ Sửa đổi quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm mức lương, các khoản phụ cấp; sửa đổi quy định về mức trần đóng bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với chủ trương tại Nghị quyết số 27-NQ/TW và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội.

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về trợ cấp thất nghiệp:

++ Sửa đổi, bổ sung điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo hướng quy định bổ sung một số trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp như: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động, người lao động bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

++ Sửa đổi quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đảm bảo phù hợp với chủ trương bỏ mức lương cơ sở theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

++ Sửa đổi, bổ sung quy định người lao động không được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp và không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về Quỹ bảo hiểm thất nghiệp:

++ Bổ sung nội dung chi của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nhất là các nội dung chi hỗ trợ quản lý, phát triển người tham gia, thu thập thông tin cung - cầu lao động … góp phần quản trị thị trường lao động.

++ Sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc đầu tư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, danh mục đầu tư theo tính chất sở hữu, khả năng sinh lời và quản lý rủi ro chặt chẽ, phù hợp với tính chất của Quỹ.

++ Bổ sung quy định về Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

++ Bổ sung quy định về chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất người lao động có giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động xác định, không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên sẽ là những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Những đối tượng nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện nay?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Theo như quy định hiện nay thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn hoặc theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng thì bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã bổ sung theo trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc có thời hạn từ 01 tháng trở lên cũng sẽ là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Điều này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi tốt hơn dành cho người lao động khi tham gia hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

Xem toàn bộ Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm thất nghiệp

Lê Nhựt Hào

Bảo hiểm thất nghiệp
Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm thất nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm thất nghiệp Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp cần đáp ứng những điều kiện nào? Nghỉ việc hơn 5 tháng có được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Pháp luật
Ký hợp đồng lao động 06 tháng có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không? Các quy định khác về bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người lao động làm thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp không?
Pháp luật
Thời gian nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản là bao lâu? Trong thời gian nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp khi sử dụng dưới 10 người lao động bắt đầu từ thời điểm nào?
Pháp luật
Mẫu danh sách chi trả trợ cấp thất nghiệp là mẫu nào? Đóng bảo hiểm thất nghiệp trong bao lâu thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Pháp luật
Mẫu phiếu tư vấn giới thiệu việc làm mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về mẫu phiếu tư vấn giới thiệu việc làm tại đâu?
Pháp luật
Người lao động có thể truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp khi đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
Pháp luật
Có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vượt thời gian tối đa được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian vượt có được bảo lưu không?
Pháp luật
Trợ cấp thất nghiệp là gì? Tiếp nhận online quyết định về việc hưởng các chế độ BHTN được thực hiện như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào