Đề xuất tăng tỷ lệ giải đối với mỗi môn thi chọn học sinh giỏi quốc gia tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia?
- Đề xuất tăng tỷ lệ giải từ Khuyến khích trở lên đối với mỗi môn thi tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia?
- Xếp giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia như thế nào?
- Đối tượng và điều kiện dự thi kỳ thi học sinh giỏi quốc gia quy định như thế nào?
- Đề xuất tăng số lượng thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia?
TẢI VỀ Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia
TẢI VỀ Dự thảo Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia
Đề xuất tăng tỷ lệ giải từ Khuyến khích trở lên đối với mỗi môn thi tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia?
Tại Điều 33 Dự thảo Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm quy đinh:
Xếp giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
1. Chỉ xếp giải cá nhân (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích), theo từng môn thi.
2. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm bài thi, xếp thứ tự số phách theo điểm thi từ cao xuống thấp, để xếp giải.
3. Tỷ lệ giải đối với mỗi môn thi:
Tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên, không vượt quá 60% số thí sinh dự thi; trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.
4. Tổ chức xếp giải:
Trên cơ sở phương án xếp giải do các Tổ chấm thi đề xuất, Chủ tịch Hội đồng chấm thi và Thường trực Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia xây dựng phương án xếp giải, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt.
Như vậy, tại Dự thảo đã quy định tỷ lệ giải đối với mỗi môn thi về tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên, không vượt quá 60% số thí sinh dự thi; trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.
Có thể thấy, Dự thảo so với quy định hiện hành đã tăng tỷ lệ giải, cụ thể tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên không vượt quá 60% so với hiện nay là không vượt quá 50%.
Đề xuất tăng tỷ lệ giải đối với mỗi môn thi chọn học sinh giỏi quốc gia tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia? (Hình internet)
Xếp giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia như thế nào?
Căn cứ Điều 33 Quy chế ban hành kèm Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT quy định:
Xếp giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
1. Chỉ xếp giải cá nhân (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích), theo từng môn thi.
2. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm bài thi, xếp thứ tự số phách theo điểm thi từ cao xuống thấp, để xếp giải.
3. Tỷ lệ giải đối với mỗi môn thi:
Tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên, không vượt quá 50% số thí sinh dự thi; trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.
4. Tổ chức xếp giải:
Trên cơ sở phương án xếp giải do các Tổ chấm thi đề xuất, Chủ tịch Hội đồng chấm thi và Thường trực Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia xây dựng phương án xếp giải, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Như vậy, quy định hiện tại chỉ xếp giải cá nhân (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích), theo từng môn thi và Tỷ lệ giải đối với mỗi môn thi và tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên, không vượt quá 50% số thí sinh dự thi; trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.
Đối tượng và điều kiện dự thi kỳ thi học sinh giỏi quốc gia quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT) quy định đối tượng và điều kiện dự thi kỳ thi học sinh giỏi quốc gia như sau:
- Mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và mỗi đại học, học viện, trường đại học có trường trung học phổ thông chuyên được đăng ký là một đơn vị dự thi;
- Thí sinh là học sinh đang học ở cấp trung học phổ thông, có xếp loại hạnh kiểm (hoặc rèn luyện) và học lực (hoặc học tập) từ khá trở lên theo kết quả cuối kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi
- Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi.
Đề xuất tăng số lượng thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia?
Căn cứ Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT quy định:
Số lượng thí sinh
1. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
a) Đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi (trừ đơn vị dự thi Hà Nội) có tối đa 06 thí sinh; đội tuyển có đủ số lượng tối đa thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong hai (02) kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tăng đến tối đa 10 thí sinh.
b) Đội tuyển mỗi môn thi của đơn vị dự thi Hà Nội có tối đa 12 thí sinh; đội tuyển có đủ số lượng tối đa thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong hai (02) kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tăng đến tối đa 20 thí sinh.
Như vậy, số lượng thí sinh thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia hiện nay là tối đa 06 thí sinh đối với đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi (trừ đơn vị dự thi Hà Nội)
Mặt khác, tại Điều 16 Dự thảo Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia quy định:
Số lượng thí sinh
1. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: Đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi được đăng ký dự thi với số lượng tối đa 10 thí sinh (riêng đơn vị dự thi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh số lượng tối đa mỗi đội tuyển là 20 thí sinh).
2. Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: Số lượng thí sinh dự thi mỗi môn do Bộ GDĐT quyết định theo từng năm, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy chế này
Như vậy, Dự thảo Quy chế đã đề xuất tăng số lượng thí sinh thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia đối với đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi được đăng ký dự thi với số lượng tối đa 10 thí sinh
- Riêng đơn vị dự thi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh số lượng tối đa mỗi đội tuyển là 20 thí sinh.
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học sinh giỏi quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?
- Tổ chức thanh niên có bao gồm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam? Nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là mấy năm?
- Phụ lục 2A: Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đấu thầu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
- Mẫu đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là mẫu nào?
- Hoạt động đầu tư xây dựng là gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì theo quy định?