Đề xuất xử lý số dư chi phí quản lý cuối năm và sử dụng kinh phí tiết kiệm đối với các cơ quan bảo hiểm như thế nào?
Quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan bảo hiểm xã hội như thế nào?
Đề xuất tại Điều 13 Dự thảo Quyết định quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế:
Quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan bảo hiểm xã hội
Việc quản lý và sử dụng tài sản hình thành từ nguồn chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Kinh phí thu được từ việc bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản hình thành từ nguồn chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi trừ các chi phí hợp lý liên quan đến việc bản, chuyển nhượng, thanh lý tài sản, được bổ sung quỹ phát triển hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, việc quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Kinh phí thu được từ việc bán, chuyển, nhượng, thanh lý tài sản sau khi đã trừ đi các chi phí phí hợp lý liên quan đến việc bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản sẽ được đưa vào quỹ phát triển hoạt động cơ quan bảo hiểm xã hội.
Đề xuất xử lý số dư chi phí quản lý cuối năm và sử dụng kinh phí tiết kiệm đối với các cơ quan bảo hiểm? (Hình ảnh từ Internet)
Xử lý số dư chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cuối năm như thế nào?
Đề xuất tại Điều 14 Dự thảo Quyết định quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế:
Xử lý số dư chi phí quản lý cuối năm
1. Dự toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được cấp có thẩm quyền giao, đến cuối năm chưa thực hiện hoặc chưa được sử dụng hết, được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục sử dụng gồm:
a) Chi đầu tư phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công
b) Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị đã kỷ trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán;
c) Nguồn thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tinh theo tiền lương cơ sở;
d) Kinh phí nghiên cứu khoa học bố tri cho các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền quyết định đang trong thời gian thực hiện
đ) Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước; các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi;
e) Chi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán;
g) Chi ứng dụng công nghệ thông tin bố trí cho các nhiệm vụ, dự án trong năm được chuyển nguồn sang năm sau nhưng tối đa không quả thời gian thực hiện nhiệm vụ, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Trường hợp nhiệm vụ thuộc nội dung được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, đơn vị được giao dự toán chi phí quản lý thực hiện nộp lại các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế tương ứng theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Quyết định này.
Theo đó, việc xử lý số dư chi phí quản lý cuối năm được thực hiện như sau:
- Dự toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được cấp có thẩm quyền giao, đến cuối năm chưa thực hiện hoặc chưa được sử dụng hết, được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục sử dụng;
- Chi phí không thuộc trường hợp trên sẽ được nộp vào các quỹ bảo hiểm theo tỷ lệ chi phí quản lý của từng quỹ trên tổng số chi phí quản lý các quỹ bảo hiểm được giao trong năm.
Kinh phí tiết kiệm được của cơ quan bảo hiểm xã hội được sử dụng như thế nào?
Sử dụng kinh phí tiết kiệm được đề xuất tại Điều 15 Dự thảo Quyết định quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế:
Sử dụng kinh phí tiết kiệm
1. Khuyến khích cơ quan bảo hiểm xã hội sắp xếp lao động, tinh giản biên chế, tiết kiệm kinh phí trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ (nếu có), được xác định là kinh phí tiết kiệm và sử dụng như sau:
a) Trích tối thiểu 5% để lập quỹ phát triển hoạt động của đơn vị để sửa chữa, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức;
b) Trích lập quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ để chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức và người lao động trong năm; chi hỗ trợ thu hút nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao; chi hỗ trợ công chức, viên chức giúp việc thành viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội theo quyết định của Hội đồng quản lý; chi hỗ trợ trang phục cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cơ quan bảo hiểm xã hội và dự phòng chi bổ thu nhập năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm do những nguyên nhân khách quan. Việc chi bổ sung thu nhập theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người;
c) Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa không quá 03 tháng tiền lương và thu nhập thực tế trong năm để:
- Thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng; thưởng cho tập thể, cá nhân ngoài đơn vị có thành tích đóng góp vào hoạt động tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
Xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho công chức, viên chức và người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi hỗ trợ cho người thực hiện chính sách tinh giản biên chế.
2. Mức trích cụ thể của các quỹ quy định tại khoản 1 Điều này tùy thuộc vào số kinh phí tiết kiệm trong năm và việc sử dụng các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai trong đơn vị.
3. Kinh phí bố trí cho các nhiệm vụ trong năm đến cuối năm chưa sử dụng thuộc trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 14, không được coi là kinh phí tiết kiệm để trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, sẽ khuyến khích cơ quan bảo hiểm xã hội sắp xếp lao động, tinh giản biên chế, tiết kiệm kinh phí trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kinh phí bố trí cho các nhiệm vụ trong năm đến cuối năm chưa sử dụng thuộc trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau thì sẽ tiếp tục được sử dụng và không được coi là kinh phí tiết kiệm để trích lập các quỹ nêu trên.
Ngô Thị Hoàn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?