Di chúc miệng để lại trước khi chết nhưng không nêu rõ về việc phân chia tài sản thì chia như thế nào?
Di chúc miệng để lại trước khi chết nhưng không nêu rõ về việc phân chia tài sản thì chia như thế nào?
Di chúc miệng thường được lập khi người để lại di chúc bị cái chết đe dọa và không thể lập bằng văn bản.
Theo quy định về phân chia tài sản theo di chúc tại khoản 1 Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Phân chia di sản theo di chúc
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
Theo đó, nếu người để lại di sản không nêu rõ việc phân chia tài sản thì di sản sẽ được chia đều cho tất cả người được chỉ định trong di chúc.
Tuy nhiên, pháp luật quy định trừ trường hợp có thỏa thuận khác nghĩa là các bên là người được hưởng di sản có quyền thỏa thuận với nhau về phân chia di sản.
Như vậy, khi di chúc miệng không phân chia di sản cụ thể thì ưu tiên phân chia di sản theo thỏa thuận của các bên được chỉ định trong di chúc. Nếu các bên không thỏa thuận được việc phân chia thì sẽ chia đều theo pháp luật.
Di chúc miệng để lại trước khi chết nhưng không nêu rõ về việc phân chia tài sản thì chia như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 về di chúc hợp pháp như sau:
Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Theo đó thì di chúc miệng để có hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện về di chúc hợp pháp sau:
- Người lập di chúc miệng phải trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc miệng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Ngoài ra, di chúc miệng phải được thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ghi chép lại ký tên hoặc điểm chỉ và trong 05 ngày làm việc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Di chúc miệng có được di tặng tài sản cho người khác không?
Theo quy định của pháp luật về di tặng tài sản tại Điều 646 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Di tặng
1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.
Theo quy định nêu trên, việc di tặng tài sản phải được ghi rõ trong di chúc.
Đối với với di chúc miệng là hình thức di chúc bằng lời nói, tuy nhiên để có hiệu lực di chúc miệng phải được 02 người làm chứng ghi chép lại toàn bộ nội dung ý chí của người để lại thừa kế và ký tên hoặc điểm chỉ. (theo khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy, di chúc miệng vẫn có thể di tặng tài sản cho người khác và sẽ được ghi lại bởi người làm chứng.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di chúc miệng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?