Đi nghĩa vụ quân sự thì có đương nhiên được xóa nợ không? Đi nghĩa vụ quân sự không phải trả nợ trong trường hợp nào?
Đi nghĩa vụ quân sự thì có đương nhiên được xóa nợ không? Đi nghĩa vụ quân sự không phải trả nợ trong trường hợp nào?
Theo quy định pháp luật hiện hành chưa ghi nhận quy định nào về việc người đi nghĩa vụ quân sự sẽ mặc nhiên được miễn thực hiện các nghĩa vụ, trong đó bao gồm cả nghĩa vụ trả nợ.
Căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, hợp đồng vay tài sản hay hợp đồng vay nợ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tài sản vay nợ phổ biến hiện nay là tiền. Và bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên đi vay như sau:
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
...
Theo đó, bên vay nợ có nghĩa vụ phải trả đủ tiền hoặc vật khi đến hạn trả nợ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc đi nghĩa vụ quân sự sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bên vay nợ sẽ không cần phải trả nợ hoặc trường hợp chủ nợ đồng ý xóa nợ.
Đi nghĩa vụ quân sự thì có đương nhiên được xóa nợ không? Đi nghĩa vụ quân sự không phải trả nợ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Đang đi nghĩa vụ quân sự thì có được ủy quyền cho người khác trả nợ không?
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Và tại Điều 283 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba như sau:
Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba
Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Như vậy, người đang đi nghĩa vụ quân sự có quyền ủy quyền cho người khác thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho mình những phải được bên có quyền là chủ nợ đồng ý.
Lưu ý: Bên vay nợ dù đã ủy quyền những vẫn là người chịu trách nhiệm với bên cho vay nếu người được ủy quyền không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Quyền và nghĩa vụ của người tham gia nghĩa vụ quân sự được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì người tham gia nghĩa vụ quân sự có quyền và nghĩa vụ sau:
- Hạ sĩ quan, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ:
+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;
+ Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
+ Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;
+ Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.
Ngoài ra, theo Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì người tham gia nghĩa vụ tuyệt đối không được thực hiện các hành vi sau:
- Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
- Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
- Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ quân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú? Đối tượng nào sử dụng Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú?
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ từ 01 01 2025 là bao nhiêu?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức chính thức kéo dài 9 ngày liên tục ra sao?
- Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà nước gồm những gì? Thời gian nộp báo cáo?
- Giải pháp tinh gọn bộ máy nhà nước nêu tại Nghị quyết 18 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thế nào?