Đi thăm bộ đội nên mua gì? Bộ đội tham gia nghĩa vụ quân sự bao nhiêu lâu thì mới có ngày phép?

Con trai chị vừa có giấy báo đi bộ đội 2 năm, không biết khi đi thăm bộ đội nên mua gì? Bộ đội tham gia nghĩa vụ quân sự bao nhiêu lâu thì mới có ngày phép để về thăm gia đình vậy em? Em tư vấn giúp chị nhé! Cảm ơn em! Đây là câu hỏi của chị A.B đến từ Long An.

Đi thăm bộ đội nên mua gì?

Con trai chị tham gia nghĩa vụ quân sự, thì theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan không có quy định nào đề cập đến việc nên hay không nên đem gì khi đi thăm bộ đội đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Do đó, trước khi đi thăm con trai, chị nên liên hệ với các cơ quan quân đội nơi con mình đang đóng quân để biết thông tin về quy định và thủ tục cần thiết. Chị cũng nên chuẩn bị trang phục và đồ dùng phù hợp, tránh mang theo những đồ vật cấm hay gây mất trật tự an ninh. Khi đến thăm bộ đội, chị cần tuân thủ các quy định và chỉ dẫn của các cơ quan quân đội, tránh gây rối và ảnh hưởng đến quá trình làm nhiệm vụ của lính.

Thường thì khi đi nghĩa vụ cơ quan quân đội có thể cho họ gọi về nhà vào dịp cuối tuần, do đó chị có thể hỏi con trai mình cần gì để chuẩn bị đem đến đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con trai trong môi trường quân đội, dưới đây là một số gợi ý về việc "đi thăm bộ đội nên mua gì?" chị có thể tham khảo:

- Thực phẩm: những món ăn, đồ uống yêu thích mang, hoặc có thể chọn các loại thực phẩm như kẹo, snack, trái cây, nước uống, bánh mì, sandwich…

- Sách theo thể loại mà người được thăm thích đọc; thư từ và bưu thiếp;

- Vật dụng thiết yếu như: xà phòng, kem đánh răng, khăn giấy, băng dính, nước uống…

- Quần áo và giày dép: Khi phục vụ trong quân đội, con trai của bạn cần một số bộ quần áo và giày dép để phục vụ cho các hoạt động trong quân đội. Bố mẹ có thể mua cho con trai những bộ quần áo và giày dép phù hợp với môi trường, thời tiết và các hoạt động trong quân đội.

bộ độ

Đi thăm bộ đội nên mua gì? (Hình từ Internet)

Bộ đội tham gia nghĩa vụ quân sự bao nhiêu lâu thì mới có ngày phép?

Bộ đội tham gia nghĩa vụ quân sự bao nhiêu lâu thì mới có ngày phép, thì theo điểm b khoản 1 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
a) Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
b) Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;
c) Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
d) Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;
đ) Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
e) Được ưu đãi về bưu phí;
g) Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
h) Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
i) Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;
k) Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
l) Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
...

Theo đó, bộ đội tham gia nghĩa vụ quân sự từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Như vậy, bộ đội tham gia nghĩa vụ quân sự từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép để về thăm gia đình.

Bộ đội tham gia nghĩa vụ quân sự từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép bao nhiêu ngày?

Bộ đội tham gia nghĩa vụ quân sự từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép bao nhiêu ngày, thì theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP như sau:

Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

Theo đó, bộ đội tham gia nghĩa vụ quân sự từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép hằng năm, thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự

Nguyễn Nhật Vy

Nghĩa vụ quân sự
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ quân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đã đi dân quân tự vệ vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự nếu thuộc những trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Bị mù một mắt có được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự không? Trình tự thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu như thế nào?
Pháp luật
Bị mất 1 đốt ngón trỏ của bàn tay có phải đi nghĩa vụ quân sự? Được xếp vào loại mấy khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Công dân có được miễn nghĩa vụ quân sự khi có anh trai đang đi nghĩa vụ công an không? Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Công dân có hình xăm ở chân sẽ không được đi nghĩa vụ quân sự? Trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là khám những gì? Thời gian khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là khi nào?
Pháp luật
Làm giả giấy xác nhận sinh viên để trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự chỉ có giá trị khi đáp ứng được những điều kiện gì? Ai là người quản lý Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Học văn bằng 2 hay thạc sĩ, du học có tạm hoãn nghĩa vụ quân sự được không? Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn xin chuyển nghĩa vụ quân sự mới nhất là mẫu nào? Phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự khi nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào