Dịch vụ quản trị tài khoản hưu trí cá nhân VSDC cung cấp cho các Quỹ hưu trí gồm những công việc nào?
Dịch vụ quản trị tài khoản hưu trí cá nhân VSDC cung cấp cho các Quỹ hưu trí gồm những công việc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Hướng dẫn về tổ chức cung cấp dịch vụ Quản trị tài khoản hưu trí cá nhân cho Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 75/QĐ-VSDC năm 2023 thì dịch vụ quản trị tài khoản hưu trí cá nhân VSDC cung cấp cho các Quỹ hưu trí gồm các công việc sau:
- Mở/đóng tài khoản hưu trí cá nhân cho người tham gia quỹ;
- Ghi nhận hoạt động của tài khoản hưu trí cá nhân bao gồm đóng góp, chi trả hưu trí;
- Xác định giá trị tài khoản hưu trí cá nhân hàng tháng;
- Lập và gửi người tham gia quỹ báo cáo giá trị tài khoản hưu trí cá nhân hàng tháng theo quy định pháp luật;
- Các công việc có liên quan khác theo thỏa thuận giữa VSDC và với doanh nghiệp quản lý Quỹ hưu trí.
Dịch vụ quản trị tài khoản hưu trí cá nhân VSDC cung cấp cho các Quỹ hưu trí gồm những công việc nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ thực hiện dịch vụ quản trị tài khoản hưu trí cá nhân cho Quỹ hưu trí giữa VSDC và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí là gì?
Căn cứ vào Điều 4 Hướng dẫn về tổ chức cung cấp dịch vụ Quản trị tài khoản hưu trí cá nhân cho Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 75/QĐ-VSDC năm 2023 thì dịch vụ quản trị tài khoản hưu trí cá nhân VSDC cung cấp cho các Quỹ hưu trí gồm các công việc sau:
Quan hệ VSDC với các bên
1. Việc tổ chức, phối hợp và thực hiện dịch vụ quản trị tài khoản hưu trí cá nhân cho Quỹ hưu trí giữa VSDC và DNQLQ được thực hiện căn cứ theo Hướng dẫn này và Hợp đồng cung cấp dịch vụ quản trị tài khoản hưu trí cá nhân cho các Quỹ hưu trí được ký kết giữa VSDC và DNQLQ (Phụ lục về Mẫu Hợp đồng).
2. VSDC phối hợp với NHGS, NHLK trong việc thực hiện các giao dịch nhập thông tin tiền đóng góp của người tham gia quỹ (bao gồm tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và cá nhân tham gia trực tiếp), giao dịch nhập giá trị Tổng tài sản ròng của quỹ (NAV), giá trị NAV/chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ), xác định số tiền thanh toán cho người tham gia quỹ, hoàn trả tiền cho doanh nghiệp…. Nội dung công việc, thời gian, trình tự phối hợp sẽ thực hiện theo quy định tại quy trình giao dịch trong Hợp đồng cung cấp dịch vụ quản trị tài khoản hưu trí cá nhân VSDC ký kết với DNQLQ. Trong trường hợp cần thiết, VSDC và NHGS, NHLK có thể ký kết Thỏa thuận để làm rõ hơn về cách thức, phương án thực hiện giữa hai bên.
...
Theo đó, việc tổ chức, phối hợp và thực hiện dịch vụ quản trị tài khoản hưu trí cá nhân cho Quỹ hưu trí giữa VSDC và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí được thực hiện căn cứ theo Hướng dẫn về tổ chức cung cấp dịch vụ Quản trị tài khoản hưu trí cá nhân cho Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 75/QĐ-VSDC năm 2023 và Hợp đồng cung cấp dịch vụ quản trị tài khoản hưu trí cá nhân cho các Quỹ hưu trí được ký kết giữa VSDC và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí.
Có thể chuyển nhượng tài sản hưu trí cá nhân không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2016/NĐ-CP như sau:
Tài Khoản hưu trí cá nhân
1. Mỗi cá nhân có thể có một hoặc nhiều tài Khoản hưu trí cá nhân tại một thời Điểm được quản lý bởi các doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí khác nhau.
2. Tài Khoản hưu trí cá nhân được sử dụng để:
a) Tiếp nhận Khoản đóng góp của người tham gia quỹ và của người sử dụng lao động (nếu có);
b) Tiếp nhận kết quả đầu tư sau khi trừ đi chi phí hoạt động của quỹ hưu trí và phân bổ cho từng tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Điều lệ quỹ;
c) Thanh toán các Khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định;
d) Chi trả cho người tham gia quỹ và người sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định này.
3. Quyền sở hữu tài Khoản hưu trí cá nhân:
a) Người tham gia quỹ được sở hữu Khoản đóng góp của mình và kết quả đầu tư sau khi trừ đi chi phí hoạt động của quỹ hưu trí được phân bổ cho từng tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Điều lệ quỹ hưu trí;
b) Người lao động tham gia quỹ được sở hữu Khoản đóng góp của người sử dụng lao động và kết quả đầu tư sau khi trừ đi các chi phí liên quan nếu đáp ứng được các Điều kiện tại văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc tham gia quỹ hưu trí.
4. Tài Khoản hưu trí cá nhân không được sử dụng để:
a) Chuyển nhượng;
b) Cầm cố;
c) Giải quyết thủ tục phá sản của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, ngân hàng giám sát, tổ chức lưu ký.
5. Quy trình chuyển tài Khoản hưu trí cá nhân giữa các quỹ hưu trí được thực hiện theo phương thức tất toán tài Khoản hưu trí cá nhân thành tiền và chuyển toàn bộ Khoản tiền này sang tài Khoản hưu trí cá nhân tại quỹ hưu trí mới.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì không được sử dụng tài khoản hưu trí cá nhân để chuyển nhượng.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản trị tài khoản hưu trí có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ của hãng hàng không nước ngoài gồm giấy tờ gì?
- Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? Hội nghị Admm+ là gì?
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ trong bao lâu?
- Tải Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú? Đối tượng nào sử dụng Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú?
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ từ 01 01 2025 là bao nhiêu?