Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang là bao nhiêu?
- Điều kiện tách thửa đất của tỉnh Hà Giang được quy định như thế nào?
- Điều kiện hợp thửa đất của tỉnh Hà Giang được quy định như thế nào?
- Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở (đất thổ cư) của tỉnh Hà Giang là bao nhiêu?
- Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp của tỉnh Hà Giang là bao nhiêu?
- Các trường hợp nào không được phép tách thửa đất của tỉnh Hà Giang?
- Các trường hợp nào không áp dụng điều kiện tách thửa, diện tích tối thiểu nêu trên ở tỉnh Hà Giang?
Ngày 08/11/2021. UBND tỉnh Hà Giang đã banh hành Quyết định 42/2021/QĐ-UBND quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Trong đó, việc tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang được quy định như sau:
Điều kiện tách thửa đất của tỉnh Hà Giang được quy định như thế nào?
Điều kiện tách thửa đất theo từng loại đất được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 42/2021/QĐ-UBND của tỉnh Hà Giang như sau:
- Thửa đất đã được cấp một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận);
- Thửa đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất;
- Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này;
- Trường hợp thửa đất ở đủ điều kiện tách thửa, nhưng một hoặc nhiều thửa đất sau khi được tách thửa mà không có lối đi thì người đề nghị tách thửa phải bố trí một phần diện tích đất để làm lối đi vào các thửa đất được tách thửa mà không có lối đi đó, chiều rộng lối đi phải đảm bảo từ 03m (ba mét) trở lên.
- Đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc có Quy chế quản lý kiến trúc được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì việc tách thửa đất phải tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt.
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang là bao nhiêu theo quy định của pháp luật?
Điều kiện hợp thửa đất của tỉnh Hà Giang được quy định như thế nào?
Điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất được quy định tại khoản 3 Điều 4 Quyết định 42/2021/QĐ-UBND của tỉnh Hà Giang như sau:
- Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận và trong thời hạn sử dụng đất;
- Thửa đất có nhu cầu hợp thửa phải có cùng mục đích sử dụng đất;
- Các thửa đất phải liền kề nhau;
- Diện tích của thửa đất sau hợp thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này.
- Đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc có Quy chế quản lý kiến trúc được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì việc hợp thửa đất phải tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt.
Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở (đất thổ cư) của tỉnh Hà Giang là bao nhiêu?
Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở được quy định khoản 3 Điều 4 Quyết định 42/2021/QĐ-UBND của tỉnh Hà Giangnhư sau:
- Đối với đất ở tại đô thị và đất ở tại các khu vực quy hoạch đô thị đã được cấp thẩm quyền phê duyệt thì các thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu 36 m2 và chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 3m, chiều sâu tối thiểu so với chỉ giới xây dựng là 5m.
- Đối với đất ở tại nông thôn các thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo có diện tích tối thiểu là 50 m2 đồng thời kích thước cạnh mặt tiền (cạnh tiếp giáp đường giao thông) tối thiểu là 4m, chiều sâu của thửa đất tối thiểu là 5m.
- Đối với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận trong đó có cả đất ở và đất nông nghiệp thì khi thực hiện tách thửa, phần diện tích đất nông nghiệp này được tách cùng với đất ở hoặc tách một phần diện tích nông nghiệp nhưng phải hợp thửa với thửa đất ở liền kề và không bị giới hạn về diện tích tối thiểu được tách thửa quy định tại khoản 4 Điều này, việc tách thửa đất ở phải đảm bảo theo quy định tại điểm a và điểm b Khoản này.
Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp của tỉnh Hà Giang là bao nhiêu?
Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp được quy định tại khoản 4 Điều 4 Quyết định 42/2021/QĐ-UBND của tỉnh Hà Giang như sau:
- Đối với khu vực đô thị thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu: Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác là 300 m2; đất rừng sản xuất là 500 m2;
- Đối với khu vực nông thôn thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu: Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác là 500 m2; đất rừng sản xuất là 1.000 m2.
Các trường hợp nào không được phép tách thửa đất của tỉnh Hà Giang?
Theo khoản 6 Điều 4 Quyết định 42/2021/QĐ-UBND của tỉnh Hà Giang thì ác trường hợp không được phép tách thửa gồm có:
- Thửa đất gắn liền với diện tích nhà đang thuê của cơ quan Nhà nước mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
- Các khu vực đã có quy định phải bảo vệ, bảo tồn; thửa đất đã có quyết định thu hồi đất hoặc thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thửa đất đang có tranh chấp; thửa đất hoặc tài sản gắn liền với thửa đất đang bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phong tỏa, kê biên để thi hành án.
Các trường hợp nào không áp dụng điều kiện tách thửa, diện tích tối thiểu nêu trên ở tỉnh Hà Giang?
Điều kiện tách thửa, diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất theo quy định trên không áp dụng cho các trường hợp được quy định tại khoản 7 Điều 4 Quyết định 42/2021/QĐ-UBND của tỉnh Hà Giang, cụ thể:
- Tách thửa khi thực hiện kết quả hòa giải thành hoặc giải quyết tranh chấp về đất đai do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận, giải quyết; thực hiện việc xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực; quyết định thi hành án của Cơ quan thi hành án đã được thi hành;
- Tách thửa đất để thực hiện quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Tách thửa để thực hiện chính sách của Nhà nước về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng người có công, thân nhân người có công với cách mạng; tặng cho quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng người có công, thân nhân người có công với cách mạng để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết.
- Các trường hợp tách thửa do nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đặng Tấn Lộc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tách thửa đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?