Điều chỉnh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp bán hàng tồn kho lãi thế nào?
Điều chỉnh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp bán hàng tồn kho lãi thế nào?
Tại khoản 4 Điều 38 Thông tư 202/2014/TT-BTC có quy định trường hợp bán hàng tồn kho có lãi, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải loại trừ khoản lãi chưa thực hiện.
Nếu cuối kỳ giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ của bên mua hàng, bên mua sẽ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, việc điều chỉnh khoản dự phòng này trên Báo cáo tài chính hợp nhất được xử lý như sau:
- Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ của bên mua nhưng lớn hơn giá gốc của bên bán, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải loại trừ toàn bộ giá trị khoản dự phòng đã trích lập trên báo cáo tài chính riêng của bên mua do giá trị hàng tồn kho được phản ánh trên Báo cáo tài chính hợp nhất là giá gốc tại bên bán.
- Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ của bên mua và nhỏ hơn giá gốc của bên bán, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải loại bỏ phần giá trị khoản dự phòng đã trích lập trên báo cáo tài chính riêng của bên mua tương ứng với khoản lãi chưa thực hiện.
Chỉ phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối kỳ nhỏ hơn giá gốc tại bên bán mới được trình bày trên chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Báo cáo tài chính hợp nhất.
Điều chỉnh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Hình từ Internet)
Quy định về phương pháp kế toán cho các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất như thế nào?
Tại Điều 39 Thông tư 202/2014/TT-BTC có quy định như sau:
Phương pháp kế toán các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ của bên mua nhưng lớn hơn giá gốc của bên bán, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải loại trừ toàn bộ giá trị khoản dự phòng đã trích lập trên báo cáo tài chính riêng của bên mua, ghi:
Nợ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có Giá vốn hàng bán
2. Đối với số dự phòng giảm giá hàng tồn kho trích lập từ các kỳ trước, nếu lượng hàng tồn kho này đến kỳ sau vẫn chưa được bán cho một bên thứ ba bên ngoài tập đoàn và khoản dự phòng chưa được hoàn nhập, ghi:
Nợ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước.
3. Khi hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Điều chỉnh số hoàn nhập dự phòng trong kỳ
Nợ Giá vốn hàng bán
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
- Điều chỉnh số dư dự phòng chưa hoàn nhập hết
Nợ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
4. Các bút toán ghi nhận và hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện tương tự như đối với dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng đầu tư tài chính.
Theo đó đối với trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ của bên mua nhưng lớn hơn giá gốc của bên bán, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải loại trừ toàn bộ giá trị khoản dự phòng đã trích lập trên báo cáo tài chính riêng của bên mua, ghi:
- Nợ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Có Giá vốn hàng bán.
Yêu cầu khi lập báo cáo tài chính hợp nhất là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về yêu cầu khi lập báo cáo tài chính hợp nhất như sau:
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ trong kỳ kế toán của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay các công ty con trong tập đoàn.
- Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho việc đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng tạo tiền của tập đoàn trong kỳ kế toán đã qua và dự đoán trong tương lai, làm cơ sở cho việc ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào tập đoàn của các chủ sở hữu, nhà đầu tư, chủ nợ hiện tại và tương lai và các đối tượng khác sử dụng Báo cáo tài chính.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng tồn kho có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?