Điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia bị phạt cao nhất bao nhiêu tiền? Cố tình không nộp phạt bị xử lý như thế nào?
Có được phép điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia không?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
3. Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.
4. Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
...
Theo đó, rượu bia là những đồ uống có cồn. Và độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Nồng độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
Và theo khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Như vậy, trường hợp người đã uống rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì không được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông kể cả điều khiển xe đạp.
Điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia bị phạt bao nhiêu tiền? Cố tình không nộp phạt bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia bị phạt cao nhất bao nhiêu tiền?
Điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia bị phạt bao nhiêu tiền thì theo quy định tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông đối với người đi xe đạp như sau:
Căn cứ theo điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
q) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Căn cứ theo điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
…
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
…
Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
…
Theo đó, người điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt theo từng trường hợp sau:
- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
- Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Ngoài ra, người nào không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Như vậy, người điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia bị phạt cao nhất là 600.000 đồng.
Khi có quyết định xử phạt mà người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn vẫn cố tình không nộp phạt thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC như sau:
Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
1. Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
...
Theo đó, người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn cố tình không nộp phạt khi có quyết định xử phạt sẽ bị cưỡng chế thi hành và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt sẽ nộp 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nồng độ cồn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?