Điều kiện cấp CO form AI giáp lưng? Mẫu đơn đề nghị cấp CO form AI giáp lưng? Cơ quan nào là cơ quan đầu mối kiểm tra việc cấp CO form AI?

Theo Thông tư 15/2010/TT-BCT thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ: Điều kiện cấp CO form AI giáp lưng? Mẫu đơn đề nghị cấp CO form AI giáp lưng? Cơ quan nào là cơ quan đầu mối kiểm tra việc cấp CO form AI?

Điều kiện cấp CO form AI giáp lưng?

CO form AI (Giấy chứng nhận xuất xứ form AI) hay CO mẫu AI là chứng nhận xuất xứ được phát hành theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ* (hay còn gọi là Hiệp định AIFTA).

(*) Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2010/TT-BCT thì Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ là Hiệp định được ký ngày 13 tháng 8 năm 2009 và ngày 24 tháng 10 năm 2009 tại Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với Ấn Độ (trong Thông tư 15/2010/TT-BCT gọi tắt là Hiệp định AIFTA).

Điều kiện cấp CO form AI giáp lưng được quy định tại Điều 9 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 15/2010/TT-BCT, cụ thể như sau:

Trừ phi có quy định tại khoản 2 Điều 5, Điều 11 và khoản 2 Điều 12, Tổ chức cấp CO của Nước thành viên trung gian có thể cấp CO form AI giáp lưng nếu có đơn đề nghị cấp CO form AI giáp lưng của Người xuất khẩu của Nước thành viên trung gian khi sản phẩm đi qua lãnh thổ của nước thành viên đó, với điều kiện:

(1) Người đề nghị cấp CO form AI giáp lưng xuất trình CO form AI - CO mẫu AI bản gốc còn hiệu lực cho tổ chức cấp CO của nước thành viên trung gian;

(2) Người nhập khẩu của Nước thành viên trung gian và Người xuất khẩu đề nghị cấp CO form AI giáp lưng tại nước thành viên trung gian là một người;

(3) Ngày CO gốc hết hiệu lực cũng là ngày CO form AI giáp lưng hết hiệu lực;

(4) Lô hàng có thể được tái xuất toàn bộ hoặc một phần;

(5) Lô hàng tái xuất khẩu sử dụng CO form AI giáp lưng không được trải qua bất kỳ công đoạn gia công thêm nào ở nước thành viên trung gian, trừ việc đóng gói lại và các hoạt động hậu cần phù hợp với Điều 8 của Phụ lục 1;

Tải về Phụ lục 1 - QUY TẮC XUẤT XỨ

(6) Sản phẩm nằm trong khu vực có sự kiểm soát của hải quan của Nước thành viên trung gian, bao gồm khu thương mại tự do và các kho ngoại quan được hải quan chấp thuận. Sản phẩm không được phép đưa vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ ở nước thành viên trung gian;

(7) CO form AI giáp lưng được cấp phải có tên Nước thành viên cấp CO form AI đầu tiên, ngày cấp và số tham chiếu của CO form AI gốc;

(8) Các thủ tục kiểm tra quy định tại Điều 14 và 15 cũng được áp dụng.

Ngoài ra, Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên, Nước thành viên trung gian và Nước thành viên nhập khẩu, sẽ phối hợp trong quá trình xác minh. Bản sao CO do Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp sẽ được gửi cho cơ quan Hải quan Nước thành viên nhập khẩu nếu được yêu cầu trong quá trình xác minh.

Tải về Phụ lục 4 THỦ TỤC CẤP VÀ KIỂM TRA C/O

Điều kiện cấp CO form AI giáp lưng?

Điều kiện cấp CO form AI giáp lưng? (Hình từ Internet)

Mẫu đơn đề nghị cấp CO form AI giáp lưng?

Mẫu đơn đề nghị cấp CO form AI giáp lưng được quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 15/2010/TT-BCT:

Tải về Đơn đề nghị cấp CO form AI giáp lưng

Trong đó:

Đánh dấu √ vào ô “C/O giáp lưng” trong trường hợp tổ chức cấp CO của nước trung gian cấp CO form AI giáp lưng theo Điều 9 của Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 15/2010/TT-BCT.

Cơ quan nào là cơ quan đầu mối kiểm tra việc cấp CO form AI?

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 15/2010/TT-BCT (có cụm từ bị thay thế bởi Điều 3 Thông tư 08/2024/TT-BCT) về cơ quan đầu mối:

Theo đó, Cục Xuất nhập khẩu là cơ quan đầu mối trực thuộc Bộ Công Thương thực hiện những công việc sau:

(1) Hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc cấp CO;

(2) Thực hiện các thủ tục đăng ký mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp CO và mẫu con dấu của các Tổ chức cấp CO của Việt Nam với Ban Thư ký của ASEAN và chuyển mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp CO và mẫu con dấu của các Tổ chức cấp CO của các nước thành viên thuộc Hiệp định AIFTA cho Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan);

(3) Giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện CO.

Ngoài ra, trách nhiệm của Tổ chức cấp CO được quy định tại Điều 4 Thông tư 15/2010/TT-BCT (có cụm từ bị thay thế bởi Điều 3 Thông tư 08/2024/TT-BCT), cụ thể:

(1) Hướng dẫn người đề nghị cấp CO nếu được yêu cầu;

(2) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp CO;

(3) Xác minh thực tế xuất xứ của hàng hoá khi cần thiết;

(4) Cấp CO khi hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ của Thông tư này và người đề nghị cấp CO tuân thủ các quy định tại Điều 3;

(5) Gửi mẫu chữ ký của những người được ủy quyền ký C/O và con dấu của Tổ chức cấp CO cho Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo quy định của Bộ Công Thương để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;

(6) Giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc cấp CO theo thẩm quyền;

(7) Xác minh lại xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;

(8) Trao đổi các thông tin có liên quan đến việc cấp CO với các Tổ chức cấp CO khác;

(9) Thực hiện chế độ báo cáo, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ về xuất xứ và các yêu cầu khác theo quy định của Bộ Công Thương.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - CO form AI

Phan Thanh Thảo

CO form AI
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về CO form AI có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào