Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh công ty chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài là gì?
- Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh công ty chứng khoán?
- Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán?
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh công ty chứng khoán?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 76 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
1. Công ty chứng khoán nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này và chưa thành lập, tham gia góp vốn vào công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam do công ty chứng khoán nước ngoài sở hữu trên 49% vốn điều lệ;
b) Vốn cấp cho chi nhánh tại Việt Nam đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này;
c) Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất và nhân sự quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 74 của Luật này đối với chi nhánh dự kiến thành lập tại Việt Nam.
...
Như vậy theo quy định trên điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh công ty chứng khoán như sau:
- Thứ nhất, đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Chứng khoán 2019 và chưa thành lập, tham gia góp vốn vào công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam do công ty chứng khoán nước ngoài sở hữu trên 49% vốn điều lệ.
- Thứ hai, vốn cấp cho chi nhánh tại Việt Nam đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Chứng khoán 2019.
- Cuối cùng, bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất và nhân sự quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 74 Luật Chứng khoán 2019 đối với chi nhánh dự kiến thành lập tại Việt Nam.
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh công ty chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài? (Hình từ Internet)
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 76 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Công ty quản lý quỹ nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được cơ quan quản lý, giám sát trong lĩnh vực chứng khoán ở nước nguyên xứ cấp phép hoạt động quản lý quỹ đại chúng và được chấp thuận thành lập chi nhánh tại Việt Nam;
b) Cơ quan cấp phép của nước nguyên xứ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; thời hạn hoạt động còn lại (nếu có) tối thiểu là 05 năm;
c) Không phải là cổ đông, thành viên góp vốn hoặc cùng với người có liên quan sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ủy quyền, ủy thác đầu tư sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam;
d) Vốn cấp cho chi nhánh tại Việt Nam đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật này;
đ) Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất và nhân sự quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 75 của Luật này đối với chi nhánh dự kiến thành lập tại Việt Nam;
e) Đáp ứng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 77 của Luật này.
3. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài chỉ được lập 01 chi nhánh tại Việt Nam.
Như vậy theo quy định trên điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam như sau:
- Thứ nhất, được cơ quan quản lý, giám sát trong lĩnh vực chứng khoán ở nước nguyên xứ cấp phép hoạt động quản lý quỹ đại chúng và được chấp thuận thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
- Thứ hai, cơ quan cấp phép của nước nguyên xứ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; thời hạn hoạt động còn lại (nếu có) tối thiểu là 05 năm.
- Thứ ba, không phải là cổ đông, thành viên góp vốn hoặc cùng với người có liên quan sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ủy quyền, ủy thác đầu tư sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.
- Thứ tư, vốn cấp cho chi nhánh tại Việt Nam đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Chứng khoán 2019.
- Thứ năm, bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất và nhân sự quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 75 Luật Chứng khoán 2019 đối với chi nhánh dự kiến thành lập tại Việt Nam.
- Cuối cùng, đáp ứng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 77 Luật Chứng khoán 2019.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán?
Căn cứ tại Điều 70 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy theo quy định trên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?