Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là gì theo quy định mới nhất hiện nay?
- Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là gì?
- Đối tượng nào được xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?
- Để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cần đáp ứng điều kiện gì?
- Phạm vi của chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?
Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được định nghĩa như sau:
“Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này (sau đây gọi chung là chứng chỉ hành nghề).”
Đối tượng nào được xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?
Theo quy định tại Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, những đối tượng được xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là:
- Bác sỹ, y sỹ
- Điều dưỡng viên
- Hộ sinh viên.
- Kỹ thuật viên
- Lương y
- Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền
Như vậy, điều dưỡng viên là một trong những đối tượng được xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là gì?
Để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam như sau:
“Điều 18. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận là lương y;
c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.”
Như vậy, để được cấp chứng chỉ hành nghề bạn cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
(1) Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
- Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
- Giấy chứng nhận là lương y;
- Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
(2) Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
(3) Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
(4) Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Phạm vi của chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?
Theo khoản 2 Điều 25 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về chứng chỉ hành nghề như sau:
“2. Chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước.”
Như vậy, chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ có giá trị trong phạm vi cả nước.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?
Theo Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, quy định về thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề như sau:
"Điều 26. Thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp sau đây:
a) Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế;
b) Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
c) Người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý."
Trên đây là những điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định mới nhất hiện nay.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khám bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?