Điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng những gì và thời hạn của Giấy phép là bao lâu?
Căn cứ cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở như thế nào?
Theo Điều 19 Nghị định 201/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ Khoản 1 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về căn cứ cấp phép như sau:
- Việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
+ Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương;
+ Quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch tài nguyên nước thì phải căn cứ vào khả năng nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước;
+ Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng;
+ Báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
+ Nhu cầu khai thác, sử dụng nước, xả nước thải thể hiện trong đơn đề nghị cấp phép.
- Trường hợp cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất, ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải căn cứ vào các quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 52 của Luật tài nguyên nước.
Điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng những gì và thời hạn của Giấy phép là bao lâu?
Điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng những gì?
Về điều kiện cấp Giấy phép tài nguyên nước, tại Điều 20 Nghị định 201/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định này.
- Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
- Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, ngoài điều kiện quy định tại các Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước theo quy định; trường hợp chưa có công trình thì phải có phương án bố trí thiết bị, nhân lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước.
- Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 của Luật tài nguyên nước, điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và các điều kiện sau đây:
+ Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;
+ Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.
Thời hạn của Giấy phép tài nguyên nước trong bao lâu?
Tại Điều 21 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về thời hạn của Giấy phép như sau:
- Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:
+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm;
+ Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là hai (02) năm và được xem xét gia hạn một (01) lần, thời gian gia hạn không quá một (01) năm;
+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm;
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại Khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
- Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài nguyên nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?