Điều kiện hưởng chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan đang công tác là gì? Nghỉ không lương 3 tuần có bị trừ ra khỏi thời gian được tính hưởng phụ cấp hay không?
Điều kiện hưởng chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan đang công tác là gì?
Điều kiện hưởng chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan đang công tác được quy định chi tại Điều 2 và khoản 1 Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vị.
2. Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.
"Điều 3. Chế độ phụ cấp thâm niên
1. Điều kiện áp dụng và mức phụ cấp
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%."
Như vậy anh đang là sĩ quan công tác thì phải có thời gian phụ vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội từ đủ 5 năm (60 tháng) trở lên thì mới được hưởng phụ cấp thâm niên.
Điều kiện hưởng chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan đang công tác (Hình từ Internet)
Sĩ quan đang công tác nghỉ không lương 3 tuần có bị trừ ra khỏi thời gian được tính hưởng phụ cấp hay không?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP quy định về thời gian được tính hưởng phụ cấp bao gồm:
- Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội.
- Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác (bao gồm: công an, cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng, nhà giáo, dự trữ quốc gia và các ngành, nghề khác được Chính phủ quy định) được cộng dồn với thời gian quy định ở trên.
Đồng thời nếu thời gian tính hưởng phụ cấp đó có đứt quãng thì sẽ được cộng dồn.
Ngoài ra còn có quy định tại khoản 5 Điều này quy định về các thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm:
"Điều 3. Chế độ phụ cấp thâm niên
...
5. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian đào ngũ;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."
Như vậy thời gian anh nghỉ 3 tuần không hưởng lương thì không thuộc trường hợp không được tính hưởng phụ cấp thâm niên, vì thế sẽ tính thời gian này theo bình thường và không bị xem là đứt quãng.
Một số ví dụ cụ thể hướng dẫn việc tính phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan đang công tác
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP có hướng dẫn bằng cách cho một số ví dụ chụ thể như sau:
"Điều 3. Chế độ phụ cấp thâm niên
...
6. Một số ví dụ cụ thể:
- Ví dụ 1: Đồng chí P, tháng 7 năm 1982 được Quân đội tuyển dụng công nhân quốc phòng. Tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2016, đồng chí công nhân quốc phòng P có thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:
Thời gian là công nhân quốc phòng từ tháng 7 năm 1982 đến hết tháng 6 năm 2016 là 34 năm. Như vậy, ngày 01 tháng 7 năm 2016 đồng chí công nhân quốc phòng P có thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên là 34 năm và được hưởng phụ cấp thâm niên với tỷ lệ là 34%.
- Ví dụ 2: Đồng chí Q, tháng 3 năm 2007 được Quân đội tuyển dụng viên chức quốc phòng, tháng 6 năm 2016 chuyển ngành sang Sở Tài chính thành phố Hà Nội. Tháng 6 năm 2016 đồng chí Q không được hưởng phụ cấp thâm niên.
- Ví dụ 3: Đồng chí công nhân quốc phòng A, nhận lương hưu từ tháng 6 năm 2016. Đồng chí A không được hưởng phụ cấp thâm niên để tính lương hưu.
- Ví dụ 4: Đồng chí X, tháng 01 năm 2008 được Quân đội tuyển dụng công nhân quốc phòng, tháng 9 năm 2014 được Quân đội tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp. Tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2016, đồng chí quân nhân chuyên nghiệp X có thời gian công tác tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:
Tổng thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 8 năm 6 tháng, gồm 6 năm 8 tháng là công nhân quốc phòng (từ tháng 01 năm 2008 đến hết tháng 8 năm 2014) và 1 năm 10 tháng là quân nhân chuyên nghiệp (từ tháng 9 năm 2014 đến hết tháng 6 năm 2016). Theo đó, tháng 7 năm 2016 đồng chí quân nhân chuyên nghiệp X được hưởng phụ cấp thâm niên với tỷ lệ là 8%; (tháng 6 năm 2016 đồng chí quân nhân chuyên nghiệp X chưa được hưởng phụ cấp thâm niên).
- Ví dụ 5: Đồng chí C, công tác ở ngành Hải quan đủ 12 năm. Tháng 01 năm 2014 được Quân đội tuyển dụng làm viên chức quốc phòng. Tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2016, đồng chí viên chức quốc phòng C có thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:
Tổng thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 14 năm 6 tháng, gồm 12 năm công tác ở ngành Hải quan và 2 năm 6 tháng là viên chức quốc phòng (từ tháng 01 năm 2014 đến hết tháng 6 năm 2016). Theo đó, tháng 7 năm 2016 đồng chí viên chức quốc phòng C được hưởng phụ cấp thâm niên với tỷ lệ là 14%.
- Ví dụ 6: Đồng chí B là công chức quốc phòng, được Quân đội tuyển dụng từ tháng 3 năm 2011. Tháng 7 năm 2016 đồng chí công chức quốc phòng B không được hưởng phụ cấp thâm niên vì không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này."
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phụ cấp thâm niên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?
- Có phải đăng ký biến động đất đai khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất? Nếu có thì đăng ký biến động đất đai ở đâu?
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?