Điều kiện thử nghiệm điện năng tiêu thụ của tủ giữ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm như thế nào?
- Điều kiện thử nghiệm điện năng tiêu thụ của tủ giữ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm như thế nào?
- Thời gian thử nghiệm điện năng tiêu thụ của tủ giữ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm bao lâu?
- Báo cáo thử nghiệm xác định điện năng tiêu thụ và diện tích trưng bày của tủ giữ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm tối thiểu phải có thông tin gì?
Điều kiện thử nghiệm điện năng tiêu thụ của tủ giữ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm như thế nào?
Điều kiện thử nghiệm điện năng tiêu thụ của tủ giữ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10290:2014 quy định như sau:
Phương pháp thử nghiệm tiêu thụ năng lượng
4.1. Qui định chung
Điều này quy định các điều kiện thử nghiệm, quy trình thử nghiệm và xử lý các kết quả nhằm xác định năng lượng tiêu thụ của thiết bị lạnh trong các điều kiện quy định.
4.2. Điều kiện thử nghiệm
4.2.1. Nguồn điện
Nguồn điện dùng cho thử nghiệm phải có các thông số sau:
- Điện áp 230 V ± 1 %,
- Tần số 50 Hz ± 1 %.
4.2.2. Phòng thử nghiệm
4.2.2.1. Thiết kế chung, vách, sàn và nhiệt bức xạ
Kích thước và kết cấu phòng thử nghiệm phải phù hợp với các yêu cầu trong 5.3.1.1 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2).
4.2.2.2. Đặc tính nhiệt và lưu thông không khí của phòng thử nghiệm
Đặc tính nhiệt và lưu thông không khí của phòng thử nghiệm phải phù hợp với các yêu cầu trong 5.3.1.2 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2).
Dòng không khí trong phòng thử phải đáp ứng các yêu cầu trong 5.3.2.2 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2).
4.2.2.3. Khí hậu phòng thử nghiệm
Thử nghiệm phải được thực hiện trong khí hậu cấp 6 theo Bảng 3 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2). Dung sai nhiệt độ là ± 1 °C, dung sai độ ẩm tương đối là ± 5 %.
Điểm đo nhiệt độ và độ ẩm tương đối của môi trường phòng thử nghiệm được thể hiện trên Hình 3 đến Hình 5 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2).
4.2.3. Thiết bị đo
Thiết bị đo sử dụng cho các thử nghiệm này phải phù hợp với các yêu cầu trong 5.3.1.7 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2).
Khi sử dụng các dụng cụ đo nhiệt độ trong các thiết bị lạnh:
- Phải sử dụng một dụng cụ đo nhiệt độ cho mỗi thiết bị lạnh có mạch làm lạnh riêng của tủ;
- Trong trường hợp nhiều thiết bị lạnh có một mạch làm lạnh chung vận hành ở một cấp nhiệt độ thì phải sử dụng ít nhất là một dụng cụ đo nhiệt độ cho tối đa là hai thiết bị lạnh có tổng chiều dài lớn nhất là 3,75 m.
- Trong trường hợp nhiều thiết bị lạnh có một mạch làm lạnh chung làm việc ở các cấp nhiệt độ khác nhau thì phải tuân theo yêu cầu trên, nhưng sử dụng các dụng cụ đo nhiệt độ tách biệt cho mỗi cấp nhiệt độ.
4.2.4. Gói thử, gói thử M và tuổi thọ
Gói thử được sử dụng trong thử nghiệm phải có dạng hình hộp thẳng; kích thước và khối lượng như trong Bảng 1. Dung sai các gói thử phải như sau:
- Dung sai kích thước thẳng từ 25 mm đến 50 mm: ± 2 mm;
- Dung sai kích thước thẳng từ 100 mm đến 200 mm: ± 4 mm; và
- Dùng sai khối lượng: ± 2%.
Bảng 1 - Kích thước và khối lượng của gói thử
...
Gói thử M là gói thử có kích thước 50 mm x 100 mm x 100 mm, có gắn cảm biến tại tâm hình học, tiếp xúc trực tiếp với vật liệu điền đầy của gói thử.
Gói thử và gói thử M phải được kiểm tra định kỳ hàng năm và phải phù hợp với các yêu cầu trong 5.3.1.4 và 5.3.1.5 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2).
Theo quy định trên, khi thử nghiệm xác định điện năng tiêu thụ và diện tích trưng bày của tủ giữ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm, có các điều kiện thử nghiệm sau:
- Nguồn điện;
- Phòng thử nghiệm:
+ Thiết kế chung, vách, sàn và nhiệt bức xạ;
+ Đặc tính nhiệt và lưu thông không khí của phòng thử nghiệm;
+ Khí hậu phòng thử nghiệm;
- Thiết bị đo;
- Gói thử, gói thử M và tuổi thọ.
Thử nghiệm điện năng tiêu thụ của tủ giữ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm (Hình từ Internet)
Thời gian thử nghiệm điện năng tiêu thụ của tủ giữ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm bao lâu?
Thời gian thử nghiệm điện năng tiêu thụ của tủ giữ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm được quy định tại tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10290:2014 quy định như sau:
Phương pháp thử nghiệm tiêu thụ năng lượng
...
4.4. Tiến hành thử
4.4.1. Chạy rà
Khi thử một thiết bị lạnh có bộ ngưng tụ ở cách xa, các điều kiện vận hành phải tuân theo các điều kiện vận hành do nhà sản xuất quy định.
Các bộ điều khiển tự động điều chỉnh được phải được chỉnh đặt sao cho đạt tới cấp nhiệt độ yêu cầu của gói thử M. Khi bộ điều khiển không điều chỉnh được, thiết bị lạnh được thử như được giao.
Phải tuân thủ quy trình xả băng theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Trước khi bắt đầu các thử nghiệm, phải bật thiết bị lạnh và cho chạy trong thời gian ít nhất là 2 h ở cấp khí hậu quy định, ở tình trạng không có các gói thử trong thiết bị lạnh, không có sự vận hành thất thường của hệ thống làm lạnh, các bộ điều khiển hoặc các hoạt động xả băng. Nếu không, khoảng thời gian chạy rà phải được tiếp tục tương ứng.
Sau khoảng thời gian chạy rà, thiết bị lạnh phải được chất tải với các gói thử và các gói thử M theo 4.3.2 để thử nghiệm.
Sau khi chất tải, thiết bị lạnh phải được vận hành tới khi đạt được các điều kiện ổn định (xem 4.4.3) trong khoảng thời gian thử (xem 4.4.4). Phòng thử phải được duy trì ở cấp khí hậu quy định, trong khi ghi lại nhiệt độ của các gói thử M.
Đối với các thiết bị lạnh được thiết kế để tắt vào ban đêm, cần lưu ý rằng các điều kiện ổn định có thể không đạt được. Sau khoảng thời gian chạy rà 2 h không có các gói, các thiết bị lạnh này phải vận hành trong khoảng thời gian tối thiểu là 2 h sau khi chất tải và trước khi bắt đầu khoảng thời gian thử.
4.4.2. Điều kiện ổn định
Các nhiệt độ thay đổi có chu kỳ và độ dài của chu kỳ phụ thuộc vào thời gian giữa hai thời kỳ xả băng liên tiếp.
Thiết bị lạnh được xem là vận hành ở các điều kiện ổn định nếu trong khoảng thời gian 24 h nhiệt độ của mỗi gói thử M phù hợp với các điểm tương ứng trên đường cong nhiệt độ trong phạm vi ± 0,5 °C.
Đối với các thiết bị lạnh kín, các trạng thái ổn định phải được xác định trước trình tự mở cửa (xem 5.3.3.2 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2)) và, nếu thiết bị lạnh được lắp đèn chiếu sáng thì các đèn phải được liên tục để ở trạng thái bật.
Đối với các thiết bị lạnh hở có lắp đèn chiếu sáng và nắp bảo vệ (ban đêm), các trạng thái ổn định đạt được với tủ được mở liên tục với các đèn được liên tục để ở trạng thái bật.
4.4.3. Thời gian thử nghiệm
Sau khi chạy rà, nhiệt độ của tất cả các gói thử M phải được ghi lại trong khoảng thời gian thử nghiệm tại các điểm tương ứng trong chu kỳ thời gian/nhiệt độ.
Thời gian thử nghiệm phải không ít hơn 12 h.
Theo quy định trên, sau khi chạy rà, nhiệt độ của tất cả các gói thử M phải được ghi lại trong khoảng thời gian thử nghiệm tại các điểm tương ứng trong chu kỳ thời gian/nhiệt độ.
Thời gian thử nghiệm phải không ít hơn 12 h.
Báo cáo thử nghiệm xác định điện năng tiêu thụ và diện tích trưng bày của tủ giữ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm tối thiểu phải có thông tin gì?
Báo cáo thử nghiệm xác định điện năng tiêu thụ và diện tích trưng bày của tủ giữ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm tối thiểu phải có thông tin tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10290:2014 như sau:
Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm tối thiểu phải có các thông tin sau.
a) Tên hoặc thương hiệu của nhà chế tạo hoặc cả hai;
b) Model và số seri của thiết bị lạnh, cũng như bản mô tả chi tiết các phụ kiện bên trong tủ;
c) Cấp khí hậu phòng thử nghiệm (cấp 6) thực hiện thử nghiệm này;
d) Phương pháp khống chế nhiệt độ, quá trình xả băng, kết thúc xả băng, đặt tham số và vị trí các cảm biến;
e) Thử nghiệm được thực hiện có hay không có tấm che ban đêm;
f) Tổng điện năng tiêu thụ của thiết bị lạnh trong quá trình thử nghiệm, thể hiện bằng kWh/24 h;
g) Thời gian vận hành.
Như vậy, báo cáo thử nghiệm xác định điện năng tiêu thụ và diện tích trưng bày của tủ giữ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm tối thiểu phải có các thông tin sau:
- Tên hoặc thương hiệu của nhà chế tạo hoặc cả hai;
- Model và số seri của thiết bị lạnh, cũng như bản mô tả chi tiết các phụ kiện bên trong tủ;
- Cấp khí hậu phòng thử nghiệm (cấp 6) thực hiện thử nghiệm này;
- Phương pháp khống chế nhiệt độ, quá trình xả băng, kết thúc xả băng, đặt tham số và vị trí các cảm biến;
- Thử nghiệm được thực hiện có hay không có tấm che ban đêm;
- Tổng điện năng tiêu thụ của thiết bị lạnh trong quá trình thử nghiệm, thể hiện bằng kWh/24 h;
- Thời gian vận hành.
Lưu ý: Tiêu chuẩn này không áp dụng cho máy bán hàng tự động.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tủ giữ lạnh thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ cần phải có được sự đồng ý của cơ quan nào?
- Khi nào đảng viên phải chuyển sinh hoạt đảng chính thức, tạm thời? Hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng bao gồm gì?
- Nghĩa vụ quân sự 2025 chú trọng tuyển người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng đúng không? Nghĩa vụ quân sự 2025 có mấy đợt tuyển quân?
- Cơ sở xây dựng kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Việc phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư chỉ được thực hiện khi nào?
- Biểu thuế nhập khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế được sửa đổi bởi Nghị định 144/2024 áp dụng từ 16 12 thế nào?