Điều tra đánh giá ô nhiễm đất được thực hiện trên phạm vi nào? Tỷ lệ lập bản đồ kết quả điều tra đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh?
Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất được thực hiện trên phạm vi nào?
Theo khoản 1 Điều 52 Luật Đất đai 2024 quy định các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai bao gồm:
- Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai;
- Điều tra, đánh giá thoái hóa đất;
- Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất;
- Quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất;
- Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề.
Theo đó, tại Điều 51 Luật Đất đai 2024 quy định về nguyên tắc điều tra, đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất như sau:
Nguyên tắc điều tra, đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
1. Bảo đảm kịp thời, khách quan, phản ánh đúng thực trạng tài nguyên đất.
2. Thực hiện trên phạm vi cả nước, các vùng kinh tế - xã hội, đơn vị hành chính cấp tỉnh và bảo đảm liên tục, kế thừa.
3. Nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá đất đai; khuyến khích các tổ chức, cá nhân cùng với Nhà nước thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.
4. Cung cấp kịp thời thông tin, số liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo và các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hoạt động điều tra, đánh giá ô nhiễm đất được thực hiện trên phạm vi cả nước, các vùng kinh tế - xã hội, đơn vị hành chính cấp tỉnh và bảo đảm liên tục, kế thừa.
Điều tra đánh giá ô nhiễm đất được thực hiện trên phạm vi nào? Tỷ lệ lập bản đồ kết quả điều tra đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh? (Hình từ Internet)
Những loại đất nào phải thực hiện điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT có quy định như sau:
Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
1. Đối tượng điều tra, đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất cả nước, các vùng kinh tế - xã hội (sau đây gọi là cấp vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây).
2. Đối tượng điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai cả nước, cấp vùng, cấp tỉnh bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.
3. Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất
a) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cả nước, cấp vùng bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây);
b) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh là các loại đất có nguồn gây ô nhiễm, gồm: các loại đất nông nghiệp; đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây); đất được quy hoạch xây dựng khu dân cư đô thị, nông thôn.
4. Đối tượng quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất là các loại đất quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được xác định theo mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước.
5. Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề là một hoặc nhiều loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề xác định trong nhiệm vụ khi phê duyệt.
6. Đối tượng bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là các loại đất trong khu vực bị thoái hóa, bị ô nhiễm.
Theo đó, đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh là các loại đất có nguồn gây ô nhiễm, bao gồm:
- Các loại đất nông nghiệp;
- Đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây);
- Đất được quy hoạch xây dựng khu dân cư đô thị, nông thôn.
Bản đồ kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh được lập theo tỷ lệ nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT như sau:
Quy định về kết quả điều tra, đánh giá đất đai; kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
1. Số liệu kết quả điều tra, đánh giá đất đai; kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất được tổng hợp từ diện tích các khoanh đất theo phân mức đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất và kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất. Việc tổng hợp số liệu thực hiện theo hệ thống biểu quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Bản đồ kết quả điều tra, đánh giá đất đai; bản đồ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất gồm: bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai, bản đồ thoái hoá đất, bản đồ đất bị ô nhiễm và bản đồ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
a) Bản đồ kết quả điều tra, đánh giá đất đai được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng kỳ kiểm kê đất đai theo tỷ lệ như sau:
Bản đồ kết quả điều tra, đánh giá đất đai cả nước theo tỷ lệ 1:1.000.000.
Bản đồ kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp vùng theo tỷ lệ 1:250.000.
Bản đồ kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh theo tỷ lệ từ 1:25.000 đến 1:100.000.
Bản đồ kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề được lập theo tỷ lệ phù hợp với diện tích, hình dạng, kích thước của khu vực điều tra, đánh giá;
b) Bản đồ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất được lập trên nền bản đồ kết quả điều tra, đánh giá đất đai cùng cấp cùng kỳ;
...
Như vậy, bản đồ kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng kỳ kiểm kê đất đai theo tỷ lệ từ 1:25.000 đến 1:100.000.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đánh giá ô nhiễm đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?
- Nghị định 154/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thế nào? Xem toàn văn Nghị định 154/2024 ở đâu?
- Người có trách nhiệm giáo dục ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ?
- Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú và nơi tạm trú xác định như thế nào?
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?