Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mầm non trong trường hợp nào từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125?
Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mầm non trong trường hợp nào từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về đình chỉ hoạt động giáo dục trường mầm non trong trường hợp sau:
(1) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
(2) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
(3) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
(4) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động giáo dục;
(5) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mầm non trong trường hợp nào từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125? (Hình ảnh Internet)
Trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động giáo dục trường mầm non như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về đình chỉ hoạt động giáo dục trường mầm non trong trường hợp sau:
- Khi phát hiện trường mầm non vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trường mầm non về hành vi vi phạm;
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo cho trường mầm non về hành vi vi phạm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mầm non (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Điều 7 Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trường mầm non thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của trường mầm non, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường mầm non, nếu đáp ứng quy định tại Điều 5 Điều 7 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì quyết định cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trường mầm non hoạt động giáo dục phải có những điều kiện cho phép nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm:
- Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và phải bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một trẻ em theo quy định.
- Có chương trình giáo dục, tài liệu, học liệu đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động bảo đảm về số lượng, đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục:
+ Đối với trường mầm non tư thục, mức đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.
Đối với trường hợp trường mầm non tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 125/2024/NĐ-CP;
+ Đối với trường mầm non công lập, dân lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc cộng đồng dân cư ở cơ sở chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định.
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Lưu ý: Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đình chỉ hoạt động giáo dục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?