Đính hôn là gì? Nam nữ đã đính hôn có được xem là vợ chồng theo quy định của pháp luật hay không?
Đính hôn là gì?
Hiện nay, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì chỉ có định nghĩa về kết hôn. Cụ thể, kết hôn được giải thích theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Đính hôn hay còn có tên gọi khác là đám hỏi (ăn hỏi) là một nghi thức trong phong tục tập quán của một số vùng miền Việt Nam, là một lễ thông báo chính thức về việc lời hứa gả con cho hai bên gia đình.
Hiện nay, pháp luật không quy định đính hôn là một thủ tục trong quá trình xác lập mối quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ. Kể cả trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng không có bất cứ quy định nào về đính hôn cũng như điều kiện của các bên khi làm lễ đính hôn mà phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí nhà trai nhà gái.
Nam nữ đã đính hôn có được xem là vợ chồng theo quy định của pháp luật hay không?
Như đã phân tích ở trên, trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành không có quy định về việc đính hôn.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có giải thích hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
Bên cạnh đó, theo Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về đăng ký kết hôn như sau:
Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Theo quy định thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Đối với trường hợp của anh, nam nữ đã làm lễ đính hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là mối quan hệ vợ chồng hợp pháp. Đính hôn chỉ là nghi thức để hai bên nam nữ giao ước với nhau, tạo niềm tin hai bên sẽ tạo nên gắn kết bền chặt.
Việc công nhận hay phát sinh quan hệ hôn nhân phải thỏa mãn các điều kiện và thủ tục theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan, cụ thể như sau:
(1) Điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
(2) Đăng ký kết hôn quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
TẢI VỀ mẫu Tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất 2023
TẢI VỀ mẫu Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất 2023
Đính hôn là gì? Nam nữ đã đính hôn có được xem là vợ chồng theo quy định của pháp luật hay không? (Hình từ Internet)
Có thể đăng ký kết hôn mà vắng mặt một trong hai bên nam nữ được không?
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nam, nữ được đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về thủ tục đăng ký kết hôn như sau:
Thủ tục đăng ký kết hôn
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. Điều đó, đồng nghĩa khi đăng ký kết hôn thì không được vắng mặt một trong hai bên nam, nữ.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng ký kết hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?