Đồ chơi trẻ em trong trường phục vụ cho dạy học được quy định như thế nào? Đồ chơi trẻ em trong nhà trường được bảo quản chất lượng như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là đồ chơi trẻ em trong trường phục vụ cho dạy học được quy định như thế nào? Đồ chơi trẻ em trong nhà trường được bảo quản chất lượng như thế nào? Câu hỏi của anh Quang Long (Đồng Nai).

Đồ chơi trẻ em trong trường phục vụ cho dạy học được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT, có quy định về đồ chơi phục vụ dạy học như sau:

Đồ chơi phục vụ dạy học
Đồ chơi phục vụ dạy học được sử dụng theo đúng yêu cầu, mục đích, nội dung của chương trình dạy học. Quá trình sử dụng phải có sự giám sát, hướng dẫn của giáo viên hoặc nhân viên chuyên trách.

Như vậy, theo quy định trên thì đồ chơi trẻ em trong trường phục vụ cho dạy học được quy định là sử dụng theo đúng yêu cầu, mục đích, nội dung của chương trình dạy học, quá trình sử dụng phải có sự giám sát, hướng dẫn của giáo viên hoặc nhân viên chuyên trách.

Đồ chơi trẻ em

Đồ chơi trẻ em (Hình từ Internet)

Đồ chơi trẻ em trong trường phục vụ giải trí được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT, có quy định về đồ chơi phục vụ giải trí

Đồ chơi phục vụ giải trí
Quá trình sử dụng phải thực hiện theo các quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất, đồ chơi phải được sử dụng theo đúng mục đích thiết kế. Quá trình sử dụng phải có sự giám sát và hướng dẫn của giáo viên hoặc nhân viên chuyên trách.

Như vậy, theo quy định trên thì đồ chơi trẻ em trong trường phục vụ giải trí thì phải thực hiện theo các quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất, đồ chơi phải được sử dụng theo đúng mục đích thiết kế. Quá trình sử dụng phải có sự giám sát và hướng dẫn của giáo viên hoặc nhân viên chuyên trách.

Đồ chơi trẻ em trong nhà trường được bảo quản chất lượng như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT, có quy định về bảo quản chất lượng đồ chơi như sau:

Bảo quản chất lượng đồ chơi
1. Các đồ chơi dùng trong lớp học và các đồ chơi phục vụ dạy học cần có tủ hoặc giá đựng đồ chơi đảm bảo ngăn nắp, gọn gàng và hợp vệ sinh.
2. Trong quá trình sử dụng, nhà trường phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất; thay thế những đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ em.
3. Trong quá trình sử dụng, giáo viên và nhân viên chuyên trách có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng đồ chơi, hướng dẫn trẻ sử dụng đồ chơi, không sử dụng khác với tính năng hoạt động của đồ chơi, giáo dục và hướng dẫn trẻ em bảo quản đồ chơi hàng ngày.

Như vậy, theo quy định trên thì đồ chơi trẻ em trong nhà trường được bảo quản chất lượng như sau:

- Các đồ chơi dùng trong lớp học và các đồ chơi phục vụ dạy học cần có tủ hoặc giá đựng đồ chơi đảm bảo ngăn nắp, gọn gàng và hợp vệ sinh;

- Trong quá trình sử dụng, nhà trường phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất; thay thế những đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ em;

- Trong quá trình sử dụng, giáo viên và nhân viên chuyên trách có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng đồ chơi, hướng dẫn trẻ sử dụng đồ chơi, không sử dụng khác với tính năng hoạt động của đồ chơi, giáo dục và hướng dẫn trẻ em bảo quản đồ chơi hàng ngày.

Hiệu trưởng trường học có trách nhiệm như thế nào đối với đồ chơi trẻ em?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT, có quy định về đối với nhà trường như sau:

Đối với nhà trường
1. Nhà trường bố trí thời gian, lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp để phổ biến, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh trong việc lựa chọn, sử dụng, bảo quản đồ chơi.
2. Đối với giáo viên và nhân viên chuyên trách
Trong quá trình sử dụng hàng ngày, giáo viên và nhân viên chuyên trách có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng đồ chơi, kịp thời phát hiện và không sử dụng những đồ chơi quá cũ, hỏng, không đảm bảo tính thẩm mỹ, có nguy cơ dễ gây tai nạn, thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cho trẻ em. Đồng thời có biện pháp khắc phục, thay thế các đồ chơi này.
3. Đối với hiệu trưởng các nhà trường
a) Trong quá trình mua sắm, trang bị, tiếp nhận đồ chơi, hiệu trưởng các nhà trường phải chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng và an toàn đồ chơi theo đúng các quy định của Thông tư này; đảm bảo hiệu quả sử dụng đồ chơi tại đơn vị;
b) Theo định kỳ, hiệu trưởng các trường học có trách nhiệm tổ chức kiểm tra chất lượng đồ chơi được sử dụng trong nhà trường. Nếu phát hiện thấy đồ chơi quá cũ, hỏng, không đảm bảo tính thẩm mỹ, có nguy cơ dễ gây tại nạn, thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cho trẻ em phải dừng ngay việc sử dụng và có biện pháp khắc phục, thay thế.

Như vậy, theo quy định trên thì Hiệu trưởng trường học có trách nhiệm đối với đồ chơi trẻ em như sau:

- Trong quá trình mua sắm, trang bị, tiếp nhận đồ chơi, hiệu trưởng các nhà trường phải chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng và an toàn đồ chơi theo đúng các quy định của Thông tư này; đảm bảo hiệu quả sử dụng đồ chơi tại đơn vị;

- Theo định kỳ, hiệu trưởng các trường học có trách nhiệm tổ chức kiểm tra chất lượng đồ chơi được sử dụng trong nhà trường. Nếu phát hiện thấy đồ chơi quá cũ, hỏng, không đảm bảo tính thẩm mỹ, có nguy cơ dễ gây tại nạn, thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cho trẻ em phải dừng ngay việc sử dụng và có biện pháp khắc phục, thay thế.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đồ chơi trẻ em

Bùi Thị Thanh Sương

Đồ chơi trẻ em
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đồ chơi trẻ em có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đồ chơi trẻ em
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đồ chơi trẻ em mới 100% mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam? Tổ chức nhập khẩu đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải làm gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 về các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý đối với đồ chơi trẻ em thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 về an toàn đồ chơi trẻ em - một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em thế nào?
Pháp luật
Lựa chọn thiết bị đồ chơi mầm non không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với cá nhân?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ sẽ bị phạt 50.000.000 đồng đúng không?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Những loại đồ chơi trẻ em nào được xác định là đồ chơi nguy hiểm?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như thế nào? Quy định chung ra sao?
Pháp luật
Để thử mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi trẻ em thì cần lựa chọn mẫu thử như thế nào?
Pháp luật
Quy chuẩn Quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em như thế nào? Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Quy chuẩn ra sao?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào