Đô thị loại đặc biệt là gì? Việt Nam hiện đang có bao nhiêu đô thị loại đặc biệt và đó là đô thị nào?
Đô thị loại đặc biệt là gì? Việt Nam hiện đang có bao nhiêu đô thị loại đặc biệt và đó là đô thị nào?
Theo Điều 3 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 có quy định như sau:
Đô thị loại đặc biệt
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3.000.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Như vậy có thể thấy, đô thị loại đặt biệt là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và đáp ứng được các điều kiện về dân số, tỷ lệ lao động, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị như trên.
Hiện nay ở Việt Nam có hai thành phố được Chính phủ xếp loại đô thị đặc biệt là thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đô thị loại đặc biệt (Hình từ Internet)
Tính điểm phân loại đô thị loại đặc biệt được quy định như thế nào?
Tính điểm phân loại đô thị được quy định tại Điều 10 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 có quy định như sau:
Tính điểm phân loại đô thị
1. Các tiêu chí phân loại đô thị được xác định bằng các tiêu chuẩn cụ thể và được tính điểm theo khung điểm phân loại đô thị quy định tại Phụ lục 1 của Nghị quyết này. Điểm của mỗi tiêu chí là tổng số điểm của các tiêu chuẩn của tiêu chí đó. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm. Cụ thể như sau:
a) Tiêu chí vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội gồm 08 tiêu chuẩn; đánh giá tối thiểu là 13,5 điểm, tối đa là 18 điểm;
b) Tiêu chí quy mô dân số gồm 02 tiêu chuẩn là quy mô dân số toàn đô thị và quy mô dân số khu vực nội thành, nội thị; đánh giá tối thiểu là 6,0 điểm, tối đa là 8,0 điểm;
c) Tiêu chí mật độ dân số gồm 02 tiêu chuẩn là mật độ dân số toàn đô thị và mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị, thị trấn; đánh giá tối thiểu là 6,0 điểm, tối đa là 8,0 điểm;
d) Tiêu chí tỷ lệ lao động phi nông nghiệp gồm 02 tiêu chuẩn là tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị; đánh giá tối thiểu là 4,5 điểm, tối đa là 6,0 điểm;
e) Tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị gồm 49 tiêu chuẩn; đánh giá tối thiểu là 45 điểm, tối đa là 60 điểm.
2. Định mức, phân bổ và phương pháp tính điểm, phương pháp thu thập, tính toán số liệu của từng tiêu chuẩn của các tiêu chí phân loại đô thị, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị được quy định tại các Phụ lục 1, 2 và 3 của Nghị quyết này.
3. Cách tính điểm của các tiêu chuẩn được quy định như sau:
a) Số liệu, thông tin làm căn cứ để xác định mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đạt mức tối đa thì tiêu chuẩn đó được tính điểm tối đa, đạt mức tối thiểu được tính điểm tối thiểu, đạt giữa mức tối đa và mức tối thiểu được tính điểm nội suy giữa cận trên và cận dưới, đạt dưới mức quy định tối thiểu thì không tính điểm, không áp dụng tính điểm nội suy đối với việc đánh giá tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị quyết này. Trường hợp không xem xét tiêu chí quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này thì tính điểm tối thiểu cho các tiêu chuẩn của tiêu chí đó;
b) Đối với thành phố trực thuộc trung ương, điểm đánh giá các tiêu chuẩn áp dụng đối với khu vực nội thành quy định tại Phụ lục 1 của Nghị quyết này được xác định trên cơ sở các quận, khu vực dự kiến thành lập quận;
c) Trường hợp áp dụng phân loại đô thị quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này mà tiêu chuẩn có đơn vị tính là công trình, cơ sở, dự án (gọi chung là công trình) quy định mức tối thiểu là 01 công trình thì được tính điểm tối thiểu đối với tiêu chuẩn đó khi có 01 công trình; trường hợp quy định mức tối thiểu là từ 02 công trình trở lên thì số công trình dùng để tính điểm tối thiểu được giảm tương ứng theo tỷ lệ và làm tròn số nhưng không được ít hơn 01 công trình.
4. Đô thị được công nhận loại đô thị khi có các tiêu chí đạt điểm tối thiểu và tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 75 điểm trở lên.
Theo đó, tính điểm phân loại đô thị loại đặc biệt được có tổng số điểm của các tiêu chí tối đa là 100 điểm, trong đó:
- Tiêu chí vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội gồm 08 tiêu chuẩn:
+ Tối thiểu là 13,5 điểm;
+ Tối đa là 18 điểm;
- Tiêu chí quy mô dân số gồm 02 tiêu chuẩn là quy mô dân số toàn đô thị và quy mô dân số khu vực nội thành, nội thị:
+ Tối thiểu là 6,0 điểm;
+ Tối đa là 8,0 điểm;
- Tiêu chí mật độ dân số gồm 02 tiêu chuẩn là mật độ dân số toàn đô thị và mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị, thị trấn:
+ Tối thiểu là 6,0 điểm;
+ Tối đa là 8,0 điểm;
- Tiêu chí tỷ lệ lao động phi nông nghiệp gồm 02 tiêu chuẩn là tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị:
+ Tối thiểu là 4,5 điểm;
+ Tối đa là 6,0 điểm;
- Tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị gồm 49 tiêu chuẩn:
+ Tối thiểu là 45 điểm;
+ Tối đa là 60 điểm.
Ai có quyền quyết định công nhận đô thị loại đặc biệt?
Theo Điều 11 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 có quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định phân loại đô thị
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II.
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định công nhận đô thị loại III và loại IV.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận đô thị loại V.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị loại đặc biệt.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đô thị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?