Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại những khu vực nào ở Việt Nam? Số lượng nhà ở tối đa mà doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép sở hữu trong dự án nhà ở là bao nhiêu?
Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp gì?
Doanh nghiệp FDI không phải là một loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam mà là một tên gọi. FDI (Foreign Direct Investment), có nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tại, văn bản pháp luật chưa quy định cụ thể về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà chỉ nêu khái quát tại Điều 3 Luật Đầu tư 2020 như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
22. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
..."
Có thể hiểu doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu, có thể là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp có thành viên góp vốn là người nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại những khu vực nào ở Việt Nam?
Căn cứ Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP) quy định về khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở như sau:
"Điều 75. Khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở."
Theo đó, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài chỉ được phép sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam không được mua nhà ở của hộ gia đình, cá nhân Việt Nam; không được mua nhà ở của tổ chức Việt Nam mà không phải là chủ đầu tư dự án, không được nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở ngoài các dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Doanh nghiệp sở hữu nhà ở
Số lượng nhà ở tối đa mà doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép sở hữu trong dự án nhà ở là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP) quy định về số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu như sau:
"Điều 76. Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu
1. Căn cứ vào thông báo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 75 của Nghị định này, Sở Xây dựng có trách nhiệm công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở các nội dung sau đây:
a) Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn nằm trong khu vực mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở;
b) Số lượng nhà ở (bao gồm cả căn hộ, nhà ở riêng lẻ) mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện quy định điểm a khoản này; số lượng căn hộ chung cư tại mỗi tòa nhà chung cư, số lượng nhà ở riêng lẻ của mỗi dự án mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu;
c) Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài đã mua, thuê mua, đã được cấp Giấy chứng nhận tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
d) Số lượng căn hộ chung cư mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu trong trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có nhiều tòa nhà chung cư; số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu trong trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có một hoặc nhiều dự án nhưng có tổng số lượng nhà ở riêng lẻ ít hơn hoặc tương đương bằng 2.500 căn.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 của Nghị định này và chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ở theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu; trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì giải quyết theo quy định tại Điều 78 của Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.
..."
Từ quy định trên thì doanh nghiệp nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sở hữu nhà ở có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?