Doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã thực hiện ký quỹ tại ngân hàng được rút tiền ký quỹ trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã thực hiện ký quỹ tại ngân hàng được rút tiền ký quỹ trong trường hợp nào?
Rút tiền ký quỹ tại ngân hàng (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2018/TT-NHNN quy định về rút tiền ký quỹ như sau:
Rút tiền ký quỹ
1. Khi có nhu cầu rút tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp cần cung cấp thông báo trả lại hồ sơ của Bộ Công Thương trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (bản chính); hoặc văn bản của Bộ Công Thương chấp thuận cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ do chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp hoặc do đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác (bản chính).
Theo đó, doanh nghiệp bán hàng đa cấp được rút tiền ký quỹ trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần cung cấp các hồ sơ sau:
+ Thông báo trả lại hồ sơ của Bộ Công Thương trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (bản chính);
+ Văn bản của Bộ Công Thương chấp thuận cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ do chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp hoặc do đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác (bản chính).
Tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về các trường hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp được rút tiền ký quỹ bao gồm:
Rút tiền ký quỹ
1. Doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
a) Bộ Công Thương từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này và đã hoàn thành các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
c) Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 50 Nghị định này tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác.
Ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp rút tiền ký quỹ khi nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2018/TT-NHNN quy định về việc rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp như sau:
Rút tiền ký quỹ
1. Khi có nhu cầu rút tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp cần cung cấp thông báo trả lại hồ sơ của Bộ Công Thương trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (bản chính); hoặc văn bản của Bộ Công Thương chấp thuận cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ do chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp hoặc do đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác (bản chính).
2. Ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 5 Điều 50 và khoản 4 Điều 51 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.
Theo đó, ngân hàng nhận ký quỹ được cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp rút tiền ký quỹ khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 50 Nghị định 40/2018/NĐ-CP và khoản 4 Điều 51 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:
- Khoản tiền ký quỹ được ngân hàng phong tỏa trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp và chỉ được rút, sử dụng khi có văn bản đồng ý của Bộ Công Thương, trừ trường hợp Bộ Công Thương từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp.
- Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ có trách nhiệm xác nhận với Bộ Công Thương bằng văn bản trước khi cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ.
Ngân hàng nhận ký quỹ quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 29/2018/TT-NHNN thì ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện quản lý khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo đúng quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 50 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:
- Khoản tiền ký quỹ được ngân hàng phong tỏa trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp và chỉ được rút, sử dụng khi có văn bản đồng ý của Bộ Công Thương, trừ trường hợp Bộ Công Thương từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp.
- Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ chịu trách nhiệm quản lý khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 8 Thông tư 29/2018/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ như sau:
Trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ
1. Hướng dẫn doanh nghiệp và thực hiện đúng các quy định về mở tài khoản ký quỹ, trả lãi số dư tiền gửi ký quỹ, quản lý tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Cấp giấy Xác nhận ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP và khi doanh nghiệp thay đổi thông tin trên giấy Xác nhận ký quỹ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
3. Có văn bản xác nhận và thông báo cho Bộ Công thương theo các quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP và Thông tư này.
4. Báo cáo về tình hình ký quỹ của các doanh nghiệp khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền.
Châu Văn Trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bán hàng đa cấp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của chi bộ ở trường học mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo tổng kết?
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?