Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có phải nộp phí hoạt động phòng cháy chữa cháy cho nhà nước không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có phải nộp phí hoạt động phòng cháy chữa cháy cho nhà nước không?
- Nguồn thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy chữa cháy được sử dụng vào những mục đích gì?
- Cơ quan nào có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định quyết toán năm đối với nguồn kinh phí thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc?
Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có phải nộp phí hoạt động phòng cháy chữa cháy cho nhà nước không?
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 67/2023/NĐ-CP về mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy chữa cháy như sau:
Mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
1. Mức thu từ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong năm tài chính là 1% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề.
2. Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm nộp số tiền quy định tại khoản 1 Điều này vào Tài khoản của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương theo thời hạn sau:
a) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm: Nộp 50% tổng số tiền quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm: Nộp số tiền còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải đóng 1% tổng số phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện đóng trong theo thời hạn sau:
- Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm phải nộp 50% tổng số tiền phải nộp.
- Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm phải nộp số tiền còn lại.
Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có phải nộp phí hoạt động phòng cháy chữa cháy cho nhà nước không? (Hình từ Internet)
Nguồn thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy chữa cháy được sử dụng vào những mục đích gì?
Nguồn thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy chữa cháy được sử dụng vào những mục đích được quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:
- Chi hỗ trợ mua sắm trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: Tối đa không quá 65% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Việc mua sắm trang thiết bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Chi hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy, chữa cháy và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: Tối đa không quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.
Nội dung và mức chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Chi hỗ trợ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong các hoạt động điều tra nguyên nhân vụ cháy; bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; giám sát việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
Tối đa không quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
- Chi hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
Tối đa không quá 5% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.
Cơ quan nào có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định quyết toán năm đối với nguồn kinh phí thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:
Chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
…
3. Hàng năm, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, Bộ Công an lập dự toán thu từ phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, tổng hợp chung vào dự toán của Bộ Công an, gửi Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để tổng hợp, theo dõi.
4. Việc quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn hiện hành. Bộ Công an có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định quyết toán năm đối với nguồn kinh phí thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho các đơn vị trực thuộc; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm vào nguồn kinh phí khác được để lại, gửi Bộ Tài chính cùng với thời điểm nộp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước để tổng hợp, theo dõi.
…
Như vậy, theo quy định trên Bộ Công an là cơ quan có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định quyết toán năm đối với nguồn kinh phí thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho các đơn vị trực thuộc.
Đồng thời, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm vào nguồn kinh phí khác được để lại, gửi Bộ Tài chính cùng với thời điểm nộp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước để tổng hợp, theo dõi.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm cháy nổ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?
- Khi nào được điều chỉnh giá hợp đồng EPC? Hợp đồng xây dựng được áp dụng những hình thức giá hợp đồng nào?
- Người khai thác cảng hàng không phải đóng cảng hàng không khi thực hiện việc cải tạo kết cấu hạ tầng sân bay đúng không?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành thì được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất không?
- Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?