Doanh nghiệp chế xuất trao đổi hàng hóa với những khu vực nào thì được xem là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu?
- Doanh nghiệp chế xuất trao đổi hàng hóa với những khu vực nào thì được xem là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu?
- Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất vào thị trường trong nước có chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không?
- Doanh nghiệp chế xuất có phải hạch toán riêng doanh thu khi thực hiện các hoạt động kinh doanh khác với hoạt động chế xuất?
Doanh nghiệp chế xuất trao đổi hàng hóa với những khu vực nào thì được xem là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Lưu ý: Quan hệ trao đổi hàng hoá trong các trường hợp sau đây không được xem là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu:
- Doanh nghiệp chế xuất bán, thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Các trường hợp không phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, cụ thể:
+ Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định áp dụng đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế;
+ Vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của người lao động làm việc tại doanh nghiệp chế xuất không phải thực hiện quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng được lựa chọn thực hiện hoặc không phải thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam;
Doanh nghiệp chế xuất trao đổi hàng hóa với những khu vực nào thì được xem là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu? (Hình từ Internet)
Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất vào thị trường trong nước có chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không?
Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất vào thị trường trong nước được quy định tại khoản 11 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
...
10. Trong trường hợp không đủ mặt bằng để bố trí kho lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, doanh nghiệp chế xuất được thuê mặt bằng ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế để thực hiện lưu giữ hàng hóa nếu đáp ứng được các điều kiện tại khoản 2 Điều này. Kho lưu giữ hàng hóa ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế được đưa vào sử dụng kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.
Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng, doanh nghiệp chế xuất phải thông báo đến cơ quan đăng ký đầu tư việc bố trí kho ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế để lưu giữ hàng hóa và thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư (nếu có) theo quy định của pháp luật về đầu tư.
11. Doanh nghiệp chế xuất được bán hàng hóa vào thị trường nội địa. Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
...
Đối chiếu với quy định trên thì hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất vào thị trường trong nước phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Doanh nghiệp chế xuất có phải hạch toán riêng doanh thu khi thực hiện các hoạt động kinh doanh khác với hoạt động chế xuất?
Căn cứ khoản 6 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất như sau:
Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
...
6. Doanh nghiệp chế xuất được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan và đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất phải bảo đảm ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác;
b) Hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động chế xuất và các hoạt động kinh doanh khác;
c) Không được sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Trường hợp sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác thì phải hoàn trả ưu đãi về thuế đã được miễn, giảm theo quy định của pháp luật về thuế.
...
Theo quy định này thì doanh nghiệp chế xuất được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Và phải hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động chế xuất và các hoạt động kinh doanh khác.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp chế xuất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?