Doanh nghiệp cho thuê lại lao động làm giả Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bị xử phạt như thế nào?
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động cần đáp ứng những điều kiện gì để được cấp Giấy phép hoạt động?
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động (Hình từ Internet)
Theo Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động như sau:
Điều kiện cấp giấy phép
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không có án tích;
c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Như vậy, để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
+ Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
+ Không có án tích;
+ Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Tải về mẫu Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động mới nhất 2023: Tại Đây
Làm giả Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bị xử phạt hành chính như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về cho thuê lại lao động như sau:
Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
...
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Như vậy, doanh nghiệp làm giả Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài ra, theo điểm b khoản 8 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP sẽ tịch thu Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động giả mạo nêu trên.
Làm giả Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, ngoài trường hợp bị xử phạt hành chính, doanh nghiệp cho thuê lại lao động còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi làm giả Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động với các khung hình phạt như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
- Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người làm giả giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?