Doanh nghiệp chuyển từ chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sang chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ được không?
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng với những đối tượng nào?
Theo Điều 2 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
2. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù."
Căn cứ quy định trên, ta thấy chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Đơn vị tiền tệ trong chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về đơn vị tiền tệ trong chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
"Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tư này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
Theo đó việc lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán được thực hiện theo Điều 6 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
- Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
+ Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
+ Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
- Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
+ Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.
Chuyển đổi chế độ kế toán
Chuyển đổi chế độ kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về nguyên tắc chung đối với chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ căn cứ vào nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của các tài khoản kế toán quy định tại Thông tư này để phản ánh và hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.
- Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp có những thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Thông tư này thì được áp dụng Thông tư này cho đến hết năm tài chính hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật kể từ năm tài chính kế tiếp.
Theo đó, khi có sự thay đổi chế độ kế toán, cụ thể chuyển đổi từ chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa sang chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ thì doanh nghiệp cần phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Việc chuyển đổi này phải được thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
Như vậy, đơn vị tiền tệ trong chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 133/2016/TT-BTC. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi chế độ kế toán, cụ thể chuyển đổi từ chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa sang chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ thì doanh nghiệp cần phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Việc chuyển đổi này phải được thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
Trần Thị Huyền Trân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kế toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?