Doanh nghiệp có được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu làm dây hàn không? Thủ tục xuất nhập khẩu vàng quy định như thế nào?
Doanh nghiệp có được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu làm dây hàn không?
Doanh nghiệp có được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu làm dây hàn không? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 8 Điều 14 Nghị Định 24/2012/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 14. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu
...
8. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm được thực hiện theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp”
Những hành vi cấm trong xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
"Điều 19. Hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng
Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan."
Như vậy, doanh nghiệp được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
Muốn nhập khẩu vàng nguyên liệu phục vụ sản xuất thì phải xin phép cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu như sau:
"Điều 14. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu
1. Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6 Điều này và cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng theo quy định tại khoản 7 Điều này."
Theo quy định trên nhập khẩu vàng nguyên liệu phải có giấy phép nhập khẩu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp tại chương VIII phụ lục II danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép có điều kiện kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP .
Do đó, doanh nghiệp cần xin phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để được cấp giấy phép nhập khẩu.
Thủ tục nhập khẩu vàng nguyên liệu quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 16/2012/TT-NHNN sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN quy định như sau:
“Điều 3. Điều kiện cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
2. Nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu phù hợp với kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
3. Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp và cho đến thời điểm cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.”
Mã hàng hóa nhập khẩu quy định tại Thông tư 47/2018/TT-NHNN ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu kèm theo mã HS như sau:
STT | TÊN HÀNG HÓA | MÔ TẢ HÀNG HÓA | MÃ HS |
1 | Vàng nguyên liệu | Vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác, ngoại trừ vàng dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm. | 7108.12.10 7108.12.90 |
Cùng với đó, hồ sơ hải quan nhập khẩu thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Khai hải quan quy định tại Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC đối với hàng hóa nhập khẩu là phương tiện vận tải đường biển thì người khai hải quan có thể lựa chọn thực hiện thủ tục nhập cảnh phương tiện vận tải trước, thực hiện thủ tục nhập khẩu sau hoặc thực hiện thủ tục nhập cảnh phương tiện vận tải đồng thời với thủ tục nhập khẩu được hướng dẫn bởi Mục 1 Công văn 18195/BTC-TCHQ năm 2015.
Hoàng Thanh Thanh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất nhập khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?