Doanh nghiệp cổ phần hóa có tài sản thừa so với giá trị doanh nghiệp đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thì xử lý như thế nào?
- Doanh nghiệp cổ phần hóa có tài sản thừa so với giá trị doanh nghiệp đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thì xử lý như thế nào?
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
- Việc ra quyết định bàn giao tài sản thừa cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam có phải cũng sẽ do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện?
Doanh nghiệp cổ phần hóa có tài sản thừa so với giá trị doanh nghiệp đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Điều 10 Nghị định 126/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) quy định về trường hợp xử lý đối với tài sản thừa như sau:
Nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
...
4. Tài sản thừa hoặc thiếu so với giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và công bố được xử lý như sau:
a) Đối với doanh nghiệp còn vốn nhà nước sau khi cổ phần hóa:
- Đối với tài sản thừa:
Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì xử lý tăng vốn nhà nước tại công ty cổ phần (nếu công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng và có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua) hoặc bàn giao tài sản cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (nếu công ty cổ phần không có nhu cầu sử dụng).
Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì bàn giao tài sản cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
- Đối với tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) được xử lý như sau:
Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì thực hiện giảm vốn nhà nước tại công ty cổ phần (nếu có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua) hoặc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần (nếu Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông không thông qua).
b) Đối với doanh nghiệp không còn vốn nhà nước sau khi cổ phần hóa:
- Đối với tài sản thừa: Thực hiện bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
- Đối với tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.
Theo đó, đối với tài sản thừa so với giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và công bố được xử lý như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì xử lý tăng vốn nhà nước tại công ty cổ phần (nếu công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng và có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua) hoặc bàn giao tài sản cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (nếu công ty cổ phần không có nhu cầu sử dụng).
- Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì bàn giao tài sản cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
Doanh nghiệp cổ phần hóa có tài sản thừa so với giá trị doanh nghiệp đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về cơ quan đại diện chủ sở hữu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan, tổ chức được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
2. Cơ quan tài chính bao gồm Bộ Tài chính và Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là việc Nhà nước sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn từ các quỹ do Nhà nước quản lý để đầu tư vào doanh nghiệp.
...
Như vậy, cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan, tổ chức được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Việc ra quyết định bàn giao tài sản thừa cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam có phải cũng sẽ do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện?
Căn cứ khoản 2 Điều 45 Nghị định 126/2017/NĐ-CP quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện cổ phần hóa
...
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ danh mục doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
...
d) Quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa, lựa chọn tổ chức bán đấu giá cổ phần; công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý kèm theo dự thảo Điều lệ công ty cổ phần được xây dựng phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định của pháp luật liên quan.
đ) Quyết định phê duyệt phương án mua bán nợ tái cơ cấu, phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sau khi có thỏa thuận bằng văn bản với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp về phương án mua bán nợ tái cơ cấu lại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Thời gian hoàn thành việc phê duyệt phương án mua bán nợ tái cơ cấu, phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này không vượt quá 03 tháng kể từ ngày quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.
e) Quyết định điều chỉnh vốn nhà nước tại công ty cổ phần theo quy định; quyết định bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam đối với tài sản thừa (nếu có) quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này.
g) Quyết định phê duyệt phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư đối với doanh nghiệp cổ phần hóa.
...
Như vậy, việc ra quyết định bàn giao tài sản cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam đối với tài sản thừa cũng sẽ do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp cổ phần hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?
- Tổ chức thanh niên có bao gồm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam? Nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là mấy năm?
- Phụ lục 2A: Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đấu thầu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
- Mẫu đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là mẫu nào?
- Hoạt động đầu tư xây dựng là gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì theo quy định?