Doanh nghiệp có thể gửi văn bản lấy ý kiến về sự cần thiết, quy mô dự kiến của công trình hàng hải qua cổng dịch vụ công hay không?
- Bổ sung phương thức gửi và trả kết quả văn bản lấy ý kiến về sự cần thiết, vị trí, quy mô dự kiến của công trình, độ cao tĩnh không, độ sâu công trình giao cắt với vùng nước cảng biển?
- Đầu tư xây dựng, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư cảng biển, luồng hàng hải phải đảm bảo nguyên tắc nào?
- Quản lý đầu tư xây dựng luồng hàng hải như thế nào?
Bổ sung phương thức gửi và trả kết quả văn bản lấy ý kiến về sự cần thiết, vị trí, quy mô dự kiến của công trình, độ cao tĩnh không, độ sâu công trình giao cắt với vùng nước cảng biển?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 7 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về việc xin ý kiến và trả lời về sự cần thiết, vị trí, quy mô dự kiến của công trình, độ cao tĩnh không, độ sâu công trình như sau:
Giám sát thực hiện xây dựng công trình khác trong vùng nước cảng biển
...
4. Đối với các dự án công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như: Cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm và các công trình tương tự khác, trong quá trình đề xuất dự án, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam văn bản lấy ý kiến về sự cần thiết, vị trí, quy mô dự kiến của công trình, độ cao tĩnh không, độ sâu công trình.
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến và bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời chủ đầu tư về các yêu cầu cần tuân thủ để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tuy nhiên, trong thời gian tới sẽ có những thay đổi về việc xin ý kiến và trả lời về sự cần thiết, vị trí, quy mô dự kiến của công trình, độ cao tĩnh không, độ sâu công trình giao cắt với vùng nước cảng biển. Cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 69/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Giám sát thực hiện xây dựng công trình khác trong vùng nước cảng biển
...
4. Đối với các dự án công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như: Cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm và các công trình tương tự khác, trong quá trình đề xuất dự án, chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam văn bản lấy ý kiến về sự cần thiết, vị trí, quy mô dự kiến của công trình, độ cao tĩnh không, độ sâu công trình.
Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến và bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời về các yêu cầu cần tuân thủ để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến chủ đầu tư; trường hợp không chấp thuận, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, doanh nghiệp có thể xin ý kiến về sự cần thiết, vị trí, quy mô dự kiến của công trình, độ cao tĩnh không, độ sâu công trình thông qua hình thức nộp hồ sơ trực tiếp cho Cục hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua bưu điện hoặc nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công hoặc phương thức khác phù hợp.
Quy định này đã khắc phục được những hạn chế hiện nay khi bắt buộc doanh nghiệp phải gửi văn bản xin ý kiến Cục hàng hải Việt Nam về sự cần thiết, vị trí, quy mô dự kiến của công trình, độ cao tĩnh không, độ sâu công trình.
Doanh nghiệp có thể gửi văn bản lấy ý kiến về sự cần thiết, quy mô dự kiến của công trình hàng hải qua cổng dịch vụ công hay không?
Đầu tư xây dựng, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư cảng biển, luồng hàng hải phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đầu tư xây dựng, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư cảng biển, luồng hàng hải như sau:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
- Việc đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển và các quy hoạch khác có liên quan đã được phê duyệt; trường hợp dự án đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải có sự khác biệt so với quy hoạch phát triển cảng biển đã được phê duyệt, trước khi triển khai dự án, chủ đầu tư phải báo cáo và được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chấp thuận.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải chuyên dùng có trách nhiệm đầu tư xây dựng, thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển, luồng hàng hải chuyên dùng, khu nước, vùng nước trừ trường hợp luồng hàng hải công cộng, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở hiện có tại khu vực đáp ứng được nhu cầu cho tàu thuyền hoạt động tại cảng chuyên dùng đó.
- Việc quyết định chủ trương đầu tư cảng biển, bến cảng, cầu cảng và luồng hàng hải sử dụng nguồn vốn đầu tư công được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công.
- Việc quyết định chủ trương đầu tư đối với cảng biển, bến cảng, cầu cảng và luồng hàng hải không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư. Đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
Quản lý đầu tư xây dựng luồng hàng hải như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý đầu tư xây dựng luồng hàng hải
1. Việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật.
2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện việc lập, công bố và định kỳ hàng năm cập nhật danh bạ luồng hàng hải; tổ chức kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải theo quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt.
Như vậy, việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã phê duyệt.
Nghị định 69/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 30/10/2022.
Lê Nhựt Hào
- khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT
- khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT
- khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT
- khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT
- khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT
- khoản 3 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT
- khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT
- khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT
- khoản 3 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Luồng hàng hải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?