Doanh nghiệp có vi phạm quy chế dân chủ khi chỉ thông báo sửa đổi thang lương và định mức lao động cho người lao động không?
Thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc như sau:
"Điều 42. Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội."
Doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào khi ban hành quy chế dân chủ tại nơi làm việc?
Căn cứ Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc như sau:
"Điều 48. Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này.
2. Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
3. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động."
Doanh nghiệp có vi phạm quy chế dân chủ khi chỉ thông báo sửa đổi thang lương và định mức lao động cho người lao động không?
Doanh nghiệp có vi phạm quy chế dân chủ khi chỉ thông báo sửa đổi thang lương và định mức lao động cho người lao động không?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai như sau:
- Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
+ Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
+ Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
+ Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;
+ Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
+ Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
+ Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
+ Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
- Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động thực hiện công khai theo quy định đó, trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 48 Nghị định này:
+ Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
+ Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
+ Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;
+ Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;
+ Hình thức khác mà pháp luật không cấm.
Và theo Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến như sau:
- Người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung sau:
+ Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
+ Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
+ Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
+ Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.
- Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến thì thực hiện theo quy định đó; trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để lựa chọn hình thức sau đây:
+ Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;
+ Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;
+ Hình thức khác mà pháp luật không cấm.
Như vậy, doanh nghiệp thông báo cho nhân viên là đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc sửa đổi thang lương và định mức lao động là một trong những nội dung người lao động được tham gia ý kiến nên khi doanh nghiệp đã quyết định xong và chỉ thông báo đến người lao động thì đã vi phạm quy chế dân chủ tại nơi làm việc.
Khi này, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo về quy chế dân chủ tại nơi làm việc theo quy định.
Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định này).
Phùng Thị Hường
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?