Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không?
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không?
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ gì khi cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền?
- Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không còn giá trị trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không?
Điều kiện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Báo chí 2016 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 6 Điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) như sau:
Cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng
...
3. Điều kiện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền gồm:
a) Là doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ;
b) Có phương án cung cấp dịch vụ phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình;
c) Có giấy phép thiết lập mạng viễn thông hoặc có thỏa thuận được thuê, sử dụng mạng viễn thông đáp ứng yêu cầu kỹ thuật truyền dẫn dịch vụ đến các thuê bao kết nối với mạng viễn thông đó đối với dịch vụ truyền hình mặt đất, dịch vụ truyền hình cáp, dịch vụ truyền hình qua vệ tinh, dịch vụ truyền hình di động; có xác nhận đăng ký tên miền “.vn” hoặc địa chỉ Internet xác định để cung cấp dịch vụ đến thuê bao đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet;
d) Có phương án bố trí nguồn nhân lực; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật; dự báo và phân tích thị trường dịch vụ; kế hoạch kinh doanh và giá cước dịch vụ, dự toán chi phí đầu tư và chi phí hoạt động ít nhất trong 02 năm đầu tiên; văn bản chứng minh vốn Điều lệ hoặc văn bản giá trị tương đương đáp ứng yêu cầu triển khai cung cấp dịch vụ theo dự toán;
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nếu được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ thì có thể được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ gì khi cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền?
Nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 06/2016/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
...
2. Nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
a) Chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý nội dung thông tin và bảo vệ sở hữu bản quyền nội dung chương trình, kênh chương trình phát thanh, truyền hình và các nội dung khác trên dịch vụ;
b) Chấp hành các quy định của Nhà nước về phí, lệ phí, giá và hợp đồng cung cấp dịch vụ;
c) Chấp hành các quy định trong Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được cấp;
d) Chấp hành chế độ báo cáo nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương theo quy định;
đ) Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có mạng viễn thông chấp hành các quy định về sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về viễn thông;
e) Không được cung cấp, thử nghiệm cung cấp các kênh chương trình ngoài danh mục đã được cấp đăng ký trên dịch vụ dưới mọi hình thức;
g) Không được mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền dưới mọi hình thức;
h) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền thì có nghĩa vụ:
(1) Chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý nội dung thông tin và bảo vệ sở hữu bản quyền nội dung chương trình, kênh chương trình phát thanh, truyền hình và các nội dung khác trên dịch vụ;
(2) Chấp hành các quy định của Nhà nước về phí, lệ phí, giá và hợp đồng cung cấp dịch vụ;
(3) Chấp hành các quy định trong Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được cấp;
(4) Chấp hành chế độ báo cáo nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương theo quy định;
(5) Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có mạng viễn thông chấp hành các quy định về sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về viễn thông;
(6) Không được cung cấp, thử nghiệm cung cấp các kênh chương trình ngoài danh mục đã được cấp đăng ký trên dịch vụ dưới mọi hình thức;
(7) Không được mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền dưới mọi hình thức;
(8) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không còn giá trị trong trường hợp nào?
Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 06/2016/NĐ-CP như sau:
Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
...
4. Thời hạn Giấy phép
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có thời hạn hiệu lực tối đa trong 10 (mười) năm kể từ ngày cấp nhưng không vượt quá thời hạn hiệu lực ghi trong Giấy phép thiết lập mạng viễn thông hoặc văn bản thỏa thuận được thuê, sử dụng hạ tầng mạng viễn thông đối với dịch vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d, Khoản 1 Điều 4 Nghị định này; xác nhận đăng ký tên miền “.vn” hoặc địa chỉ Internet xác định đối với dịch vụ quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 4 Nghị định này;
b) Sau thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày Giấy phép có hiệu lực, nếu doanh nghiệp được cấp Giấy phép không thực hiện việc cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền thì Giấy phép không còn giá trị. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi Giấy phép;
Nếu muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải thực hiện hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy phép như hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này.
5. Hồ sơ, thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép:
a) Các trường hợp thay đổi về trung tâm thu phát, công nghệ kỹ thuật, loại hình dịch vụ thì doanh nghiệp thực hiện hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép áp dụng như hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này;
...
Như vậy, theo quy định, Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không còn giá trị nếu sau thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày Giấy phép có hiệu lực, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thực hiện việc cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ phát thanh truyền hình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?