Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có phải sử dụng phần mềm, công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hay không?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có phải sử dụng phần mềm, công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hay không?
- Người chăm sóc trẻ em có phải có trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng hay không?
- Việc bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em được quy định như thế nào?
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có phải sử dụng phần mềm, công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 35 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng, cụ thể như sau:
Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng phải phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em trên môi trường mạng; ngăn chặn thông tin gây hại cho trẻ em theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
2. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em.
3. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng phải có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.
5. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải xây dựng hoặc sử dụng, phổ biến phần mềm, các công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Như vậy, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải xây dựng hoặc sử dụng, phổ biến phần mềm, các công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có phải sử dụng phần mềm, công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hay không?
(Hình từ Internet)
Người chăm sóc trẻ em có phải có trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 54 Luật Trẻ em 2016 về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
1. Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Như vậy, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.
Bên cạnh đó, Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức.
Trong đó, Người chăm sóc trẻ em theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Việc bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 45 Luật Trẻ em 2016 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 thì việc bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn hóa nghệ thuật; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở cho trẻ em; có chính sách ưu tiên trẻ em khi sử dụng dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, du lịch và tham quan di tích, thắng cảnh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em; bảo đảm điều kiện, thời gian, thời điểm thích hợp để trẻ em được tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.
- Nhà nước tạo điều kiện để trẻ em giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa tốt đẹp và được sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia ủng hộ, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí; khuyến khích sáng tạo, sản xuất đồ chơi, trò chơi cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh, mang bản sắc văn hóa dân tộc.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Môi trường mạng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?