Doanh nghiệp đang trong quá trình xử lý vi phạm hành chính mà thực hiện xong thủ tục giải thể thì có ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Doanh nghiệp đang trong quá trình xử lý vi phạm hành chính mà thực hiện xong thủ tục giải thể thì có ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Doanh nghiệp đã giải thể không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì có bị tịch thu tang vật không?
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những nội dung nào?
Doanh nghiệp đang trong quá trình xử lý vi phạm hành chính mà thực hiện xong thủ tục giải thể thì có ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định các trường hợp không ra quyết định xử phạt như sau:
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;
d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
Theo đó, doanh nghiệp đã giải thể trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì thuộc trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Doanh nghiệp đang trong quá trình xử lý vi phạm hành chính mà thực hiện xong thủ tục giải thể thì có ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Doanh nghiệp đã giải thể không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì có bị tịch thu tang vật không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, doanh nghiệp đã giải thể trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chỉ bị tịch thu tang vật nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 một số quy định được bổ sung bởi điểm đ khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;
- Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);
- Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
- Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức vi phạm;
- Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
- Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
- Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;
- Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
Lưu ý: Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử phạt vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?