Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép hoạt động dịch vụ không?

Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có một trong các hành vi sau đây:
...
4. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không phải là trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập hợp pháp hoặc không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.
...

Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo quy định trên, phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cá nhân khi có hành vi hoạt động dịch vụ việc làm không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Tuy nhiên, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép hoạt động dịch vụ thì bị phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền? (hình từ internet)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép hoạt động dịch vụ không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
...

Tiếp đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
...

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép hoạt động dịch vụ.

Điều kiện để doanh nghiệp dịch vụ được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì doanh nghiệp dịch vụ được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi đáp ứng:

- Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;

- Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;

- Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;

- Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;

- Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Có trang thông tin điện tử.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Nguyễn Phạm Đài Trang

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức trần giá dịch vụ môi giới đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu?
Pháp luật
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được cấp trong bao lâu?
Pháp luật
Ai thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Pháp luật
Thời hạn để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoàn lại số tiền ký quỹ đã sử dụng là bao lâu?
Pháp luật
Tiền dịch vụ là gì? Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có phải nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ không?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải duy trì điều kiện gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp thu tiền môi giới của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có phải trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp dịch vụ không ghi rõ thỏa thuận tiền dịch vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Thời hạn để doanh nghiệp dịch vụ thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động là bao lâu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào