Doanh nghiệp dịch vụ phải chuẩn bị nguồn lao động làm việc ở nước ngoài trước hay sau khi ký hợp đồng cung ứng lao động?
Doanh nghiệp dịch vụ phải chuẩn bị nguồn lao động làm việc ở nước ngoài trước hay sau khi ký hợp đồng cung ứng lao động?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về việc chuẩn bị nguồn lao động như sau:
Chuẩn bị nguồn lao động
1. Doanh nghiệp dịch vụ chuẩn bị nguồn lao động trước khi đăng ký hợp đồng cung ứng lao động khi có yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc theo thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.
...
Theo quy định trên thì doanh nghiệp dịch vụ cần phải chuẩn bị nguồn lao động làm việc tại nước ngoài trước khi khi hợp đồng cung ứng nguồn lao động.
Lưu ý: là việc ký hợp đồng cung ứng lao động chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.
Doanh nghiệp dịch vụ phải chuẩn bị nguồn lao động làm việc ở nước ngoài trước hay sau khi ký hợp đồng cung ứng lao động? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp dịch vụ cần chuẩn bị nguồn lao động làm việc tại nước ngoài như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 18 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về việc chuẩn bị nguồn lao động của doanh nghiệp dịch vụ như sau:
Chuẩn bị nguồn lao động
...
4. Doanh nghiệp dịch vụ thực hiện chuẩn bị nguồn lao động như sau:
a) Tổ chức sơ tuyển người lao động;
b) Trực tiếp hoặc hợp tác, liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trong trường hợp cần thiết và chỉ được thu phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định về phương án chuẩn bị nguồn lao động làm việc tại nước ngoài đối với doanh nghiệp dịch vụ như sau:
Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động
...
4. Phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm các nội dung sau:
a) Số lượng lao động dự kiến (tối đa bằng số lượng nêu tại điểm a khoản 2 Điều này); ngành nghề; giới tính; trình độ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ của người lao động;
b) Phương thức chuẩn bị nguồn:
b1) Sơ tuyển (nếu có): Thời gian bắt đầu sơ tuyển, địa điểm sơ tuyển;
b2) Dự kiến bồi dưỡng kỹ năng nghề (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết);
b3) Dự kiến bồi dưỡng ngoại ngữ (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết).
...
Như vậy, để chuẩn bị cho nguồn lao động làm việc tại nước ngoài trước khi ký hợp đồng cung ứng nguồn lao động thì doanh nghiệp dịch vụ cần phải
(1) Tổ chức sơ tuyển người lao động, đảm bảo đủ số lượng lao động theo dự kiến (người lao động phải đáp ứng được yêu cầu về ngành nghề; giới tính; trình độ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ của người lao động);
(2) Doanh nghiệp dịch vụ trực tiếp hoặc hợp tác, liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trong trường hợp cần thiết và chỉ được thu phí đào tạo theo quy định của pháp luật:
- Dự kiến bồi dưỡng kỹ năng nghề (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết);
- Dự kiến bồi dưỡng ngoại ngữ (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết).
Doanh nghiệp dịch vụ cần chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 18 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động cần:
(1) Văn bản về việc chuẩn bị nguồn lao động;
(2) Bản sao văn bản đề nghị hoặc thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực; đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam thì gửi kèm tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài;
(3) Phương án chuẩn bị nguồn lao động, trong đó nêu rõ số lượng người lao động, thời gian và phương thức chuẩn bị nguồn lao động;
(4) Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp dịch vụ.
Đồng thời, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng sẽ thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dịch vụ có hoạt động chuẩn bị nguồn lao động và cập nhật trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng cung ứng lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?