Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động trong những trường hợp nào?
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 135 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về tổ chức và hoạt động như sau:
Tổ chức và hoạt động
Các quy định về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: hình thức tổ chức hoạt động; tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; thời hạn cấp giấy phép thành lập và hoạt động; thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, đình chỉ nội dung hoạt động; công bố nội dung giấy phép thành lập và hoạt động; thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động được thực hiện theo quy định tại các điều 62, 68, 70, 71, 72 và khoản 1, khoản 3 Điều 75 của Luật này.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động trong một số trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp giấy phép;
(2) Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Kinh doan bảo hiểm 2022 mà không bắt đầu chính thức hoạt động;
(3) Bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động;
(4) Hoạt động không đúng với nội dung tại giấy phép thành lập và hoạt động;
(5) Sau khi Tòa án quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phá sản;
(6) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bị phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ Điều 71 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động như sau:
Thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, đình chỉ nội dung hoạt động
1. Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Bộ Tài chính có thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Sau khi cấp, sửa đổi, bổ sung hoặc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đặt trụ sở chính để cập nhật vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định trên thì Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có những quyền hạn và nghĩa vụ gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 137 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có một số quyền và nghĩa vụ sau:
(1) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các quyền sau đây:
- Hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc, hoa hồng môi giới tái bảo hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Thu từ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
- Thu từ thực hiện các công việc khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các nghĩa vụ sau đây:
- Bảo mật thông tin do khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cung cấp, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
- Bồi thường thiệt hại cho khách hàng do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra;
- Công khai thông tin cho khách hàng các nội dung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Hạch toán và theo dõi tách biệt các khoản thu hộ, chi hộ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với hoạt động môi giới bảo hiểm;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?
- Nghị định 154/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thế nào? Xem toàn văn Nghị định 154/2024 ở đâu?
- Người có trách nhiệm giáo dục ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ?
- Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú và nơi tạm trú xác định như thế nào?
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?