Doanh nghiệp muốn được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
- Doanh nghiệp muốn được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
- Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng phải có số tiền ký quỹ là bao nhiêu?
- Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thì có được trả lại tiền ký quỹ không?
Doanh nghiệp muốn được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, quy trình cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
c) Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này: 1 bản chính.
d) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
đ) Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.
Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng hóa đã qua sử dụng thì không phải nộp các giấy tờ nêu tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng đối với doanh nghiệp gồm có:
(1) Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng (được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT): 1 bản chính.
(2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
(3) Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất nộp số tiền ký quỹ theo quy định: 1 bản chính.
Doanh nghiệp muốn được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng phải có số tiền ký quỹ là bao nhiêu?
Tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng được quy định tại Điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định này phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thì có được trả lại tiền ký quỹ không?
Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng được quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Quản lý, sử dụng và hoàn trả số tiền ký quỹ của doanh nghiệp
...
3. Doanh nghiệp được hoàn trả toàn bộ hoặc số tiền ký quỹ còn lại sau khi đã sử dụng để thanh toán các chi phí theo quy định tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định này (nếu có) trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp không được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Số tiền ký quỹ được hoàn trả cho doanh nghiệp trên cơ sở văn bản trả lời không cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương.
b) Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo đề nghị của doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này.
c) Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định này.
d) Đối với các trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều này, việc hoàn trả tiền số tiền ký quỹ của doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở Quyết định thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương.
Như vậy, theo quy định, trường hợp doanh nghiệp không được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thì doanh nghiệp được hoàn trả lại số tiền ký quỹ trên cơ sở văn bản trả lời không cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tạm nhập tái xuất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?